menu search
Đóng menu
Đóng

Giá vàng chiều ngày 6/7/2021 trong nước và thế giới cùng tăng

15:36 06/07/2021

Hôm nay, giá vàng thế giới tiếp tục tăng do nhu cầu tăng mạnh; giá vàng trong nước cũng tăng, SJC lên mức 57,37 triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước tăng
Vào lúc 15h30 giá vàng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài gòn SJC tại Hà Nội mua vào 56,75 triệu đồng/lượng - bán ra 57,37 triệu đồng/lượng (khồng đổi so với cuối giờ chiều hôm qua ở cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng Doji niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 56,78 triệu đồng/lượng (tăng 80.000 đồng/lượng) - bán ra 57,37 triệu đồng/lượng (tăng 70.000 đồng/lượng).
Tập đoàn PNJ - SJC niêm yết giá vàng SJC tại Hà Nội ở mức mua vào 56,85 triệu đồng/lượng - bán ra 57,40 triệu đồng/lượng (tăng 50.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng Phú Quý - SJC niêm yết tại Hà Nội ở mức mua vào 56,83 triệu đồng/lượng - bán ra 57,35 triệu đồng/lượng (tăng 50.000 đồng/lượng cả 2 chiều mua bán).
Giá vàng chiều ngày 6/7/2021 trong nước và thế giới cùng tăng
Giá vàng thế giới 1.797 - 1.809 USD/ounce
Giá vàng thế giới hôm nay giao dịch quanh ngưỡng 1.797 – 1.809 USD/ounce, tăng 5 – 10 USD/ounce so với hôm qua.
Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng trong bối cảnh nhu cầu đối với mặt hàng này tăng mạnh.
Theo Kitco, giới đầu tư bớt lo ngại về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất sớm hơn dự kiến sau một loạt dữ liệu về việc làm ở Mỹ. Nỗi lo về chủng virus Covid mới cũng khiến vàng tăng giá.
Các ngân hàng trung ương từ Serbia đến Thái Lan đã tăng cường nắm giữ vàng. Ghana gần đây cũng đã công bố kế hoạch mua kim loại quý. Điều này xảy ra khi mối đe dọa về lạm phát tăng nhanh và sự phục hồi của thương mại toàn cầu cung cấp động lực để mua vàng, nhằm đa dạng hóa danh sách đầu tư.
Ngân hàng Ghana (BoG) đang thực hiện chương trình mua vàng, trong đó, tích cực mua vàng sản xuất trong nước. Phó Tổng thống Ghana Bawumia cho biết, lợi ích của việc có một lượng vàng vật chất trong kho dự trữ của một quốc gia là rất cần thiết, bao gồm cả việc nâng cao giá trị của đồng nội tệ.
Thái Lan là quốc gia mua nhiều vàng nhất. Nước này đã mua thêm 46,7 tấn vàng trong tháng 5/2021 và chiếm 82% tổng lượng mua ròng trong tháng. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tăng dự trữ vàng thêm 8,6 tấn trong tháng 5, nâng mức dự trữ chính thức của khu vực lên 415 tấn vàng. Brazil đã tăng dự trữ vàng thêm 11,9 tấn, lần bổ sung đầu tiên kể từ tháng 11/2012. Dự trữ vàng hiện ở mức 79,3 tấn, mức cao nhất kể từ tháng 11/2000. Trong khi đó, Kazakhstan mua thêm 5,3 tấn, Ba Lan 1,9 tấn và Ấn Độ 0,9 tấn vàng trong tháng 5/2021.
Ngân hàng Quốc gia Serbia cho biết, về lâu dài, vàng là tài sản an toàn nhất để tránh lạm phát và các hình thức rủi ro tài chính khác. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic gần đây đã thông báo, ngân hàng trung ương có ý định tăng lượng kim loại quý nắm giữ từ 36,3 tấn lên 50 tấn.
Theo James Steel, chuyên gia phân tích kim loại quý của Ngân hàng đầu tư HSBC: "Nếu một ngân hàng trung ương đang tìm cách đa dạng hóa tài sản, vàng là một mặt hàng thích hợp".
Theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), sau khi mức mua ròng hàng tháng cao hơn trong tháng 3,4/2021, xu hướng này tiếp tục vào tháng 5. Tổng lượng mua ròng của các ngân hàng trung ương đạt 56,7 tấn trong tháng, giảm 11% so với tháng trước nhưng cao hơn 43% so với mức trung bình hàng tháng so với đầu năm nay.
Dự báo giá vàng, các ngân hàng trung ương tiếp tục mua vàng tăng dự trữ về trong và dài hạn sẽ vẫn là động lực cho vàng tăng giá. Phiên đêm qua, chỉ số đô la giao dịch cao hơn 0,03% đã phần nào hạn chế đà phục hồi của giá kim loại quý trong phiên. Về mặt kỹ thuật, xu hướng giảm đang có lợi thế kỹ thuật tổng thể trong ngắn hạn. Giá vàng đang trong xu hướng giảm bốn tuần trên biểu đồ ngày. Mục tiêu giá tăng tiếp theo là tạo ra mức đóng cửa trên mức kháng cự vững chắc 1.850 USD/ounce. Mục tiêu giá giảm trong ngắn hạn tiếp theo là đẩy giá vàng xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc 1.700 USD/ounce.

Nguồn:VITIC