Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay vững ở 1.806,64 USD/ounce; vàng kỳ hạn tương lai nhích nhẹ 0,2% lên 1.809,90 USD.
|
Cập nhật giá vàng Mỹ kỳ hạn tương lai
|
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ, vốn được nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ, đã tăng 0,9% trong tháng 6, cao gần gấp đôi so với dự báo tăng 0,5% của các nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Reuters thăm dò. Đây là mức tăng mạnh nhất trong vòng 13 tháng.
Các nhà phân tích cho biết dữ liệu này không có khả năng kích hoạt phản ứng thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh chóng từ Fed, và điều đó sẽ hỗ trợ thị trường vàng.
Tuy nhiên, chỉ số đô la phiên vừa qua lại tăng 0,5% so với các đồng tiền đối tác, làm giảm sức hấp dẫn của vàng đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Trong nước, lúc kết thúc phiên 13/7, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM được niêm yết 56,60-57,35 triệu đồng/lượng, không thay đổi so với cùng thời điểm phiên trước; giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội chỉ tăng nhẹ chiều mua vào 50 nghìn đồng khi được niêm yết 56,75-57,30 triệu đồng/lượng; giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu cũng tăng nhẹ 30 nghìn đồng hai chiều lên 51,57-52,17 triệu đồng/lượng; giá vàng 9999 thương hiệu NPQ tăng thêm 50 nghìn đồng hai chiều lên 51,35-52,05 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra…
Fawad Razaqzada, nhà phân tích của ThinkMarkets cho biết: “Với việc chi phí vận tải cũng tăng và giá dầu tiếp tục tăng, có nguy cơ lạm phát có thể vẫn ở mức cao trong thời gian dài hơn dự kiến của Fed”.
"Nếu xu hướng lạm phát hiện tại tiếp tục, thì chắc chắn ngân hàng trung ương sẽ phải phản ứng và sớm hơn", ông nói thêm.
Thị trường vàng hiện đang tập trung theo dõi bài phát biểu của Chủ tịch Fed, Jerome Powell, trước Quốc hội vào thứ Tư và thứ Năm để biết bất kỳ gợi ý nào về triển vọng chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Mỹ.
Nguồn:VITIC / Reuters