menu search
Đóng menu
Đóng

Indonesia sẽ tăng gấp đôi công suất sản xuất cobalt vào năm 2027

08:46 22/05/2025

Indonesia dự kiến sẽ tăng gấp đôi công suất sản xuất cobalt vào năm 2027 so với mức của năm 2024, nhưng không có kế hoạch kiểm soát nguồn cung kim loại chiến lược này.
 
Tại Hội nghị Cobalt 2025 tổ chức tại Singapore mới đây, ông Septian Hario Seto - Thư ký điều hành của Hội đồng Kinh tế Quốc gia Indonesia - cho biết công suất sản xuất cobalt của nước này sẽ đạt 114.630 tấn/năm vào năm 2027, tăng mạnh so với mức 55.630 tấn trong năm 2024.
Indonesia hiện là nhà sản xuất cobalt lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), quốc gia chiếm khoảng 70% nguồn cung toàn cầu. Trước đó cùng ngày, DRC thông báo đang xem xét lại lệnh cấm xuất khẩu cobalt kéo dài bốn tháng kể từ ngày 22/2 nhằm ứng phó với tình trạng dư cung và giá giảm sâu.
Vào tháng 3/2025, DRC từng bày tỏ ý định hợp tác với Indonesia để cùng quản lý nguồn cung và giá cobalt toàn cầu. Tuy nhiên, ông Seto khẳng định Jakarta không có kế hoạch kiểm soát nguồn cung. “Nếu chúng tôi kiểm soát cobalt, thì cũng sẽ phải kiểm soát nickel,” ông nói thêm.
Động lực chính thúc đẩy tăng trưởng công suất ở Indonesia đến từ các nhà máy sử dụng công nghệ lọc axit áp suất cao (HPAL) - một phương pháp trở nên khả thi về mặt kinh tế từ năm 2021 nhờ giá cobalt và nickel tăng cao, ông Seto cho biết.
Giá cobalt từng đạt đỉnh 40 USD/lb vào năm 2022, trước khi giảm xuống còn khoảng 10 USD/lb vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, kể từ khi DRC áp dụng lệnh cấmlbpound.
Dù vậy, ông Seto nhận định rằng việc mở rộng sản xuất của Indonesia sẽ không đủ để bù đắp sự sụt giảm từ Congo nếu lệnh cấm xuất khẩu tiếp tục có hiệu lực.
Ông nhấn mạnh, việc hạn chế xuất khẩu kéo dài sẽ gây ra biến động giá trong ngắn hạn và có thể làm giảm nhu cầu cobalt trong dài hạn, do các nhà sản xuất pin - lĩnh vực sử dụng cobalt nhiều nhất - sẽ chuyển sang công nghệ giảm hoặc thay thế hoàn toàn loại kim loại này.
“Người tiêu dùng sẽ cho rằng các bạn không đáng tin cậy và không bền vững, rồi họ sẽ tìm cách thay thế,” ông cho biết thêm.
Cũng theo ông Seto, hàm lượng cobalt trong pin đang giảm dần do biến động giá. Hiện nay, cobalt chỉ chiếm trung bình khoảng 10%, thậm chí đôi khi chỉ 5%, so với mức 20% trước đây.

Nguồn:Vinanet/VITIC/Reuters