Tăng trưởng sản lượng nhà máy và doanh số bán lẻ của Trung Quốc đang có chiều hướng chậm lại mạnh mẽvà không đạt được kỳ vọng trong tháng 7/2021, khi COVID-19 bùng phát và lũ lụt làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, dấu hiệu cho thấy sự phục hồi kinh tế đang trên đà giảm mạnh.
Sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 7/2021 tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia. Các nhà phân tích dự kiến sản lượng sẽ tăng 7,8% sau khi tăng 8,3% trong tháng 6/2021.
Doanh số bán lẻ đã tăng 8,5% trong tháng 7 so với một năm trước, thấp hơn nhiều so với mức dự báo tăng 11,5% và mức tăng 12,1% của tháng 6/2021.
Nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch, nhưng việc mở rộng đang mất dần sức hút khi các doanh nghiệp phải vật lộn với chi phí cao hơn và tắc nghẽn nguồn cung. Các trường hợp nhiễm COVID-19 mới vào tháng 7/2021 cũng dẫn đến các hạn chế mới, làm gián đoạn sản lượng nhà máy của đất nước vốn đã bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt vào mùa hè này.
Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi dữ liệu cho thấy động cơ tăng trưởng toàn cầu giảm mạnh.
Dữ liệu đầu tháng này cũng cho thấy tăng trưởng xuất khẩu, vốn là động lực chính giúp Trung Quốc phục hồi ấn tượng sau đợt sụt giảm COVID-19 vào đầu năm 2020, bất ngờ chậm lại vào tháng 7/2021.
Fu Linghui, người phát ngôn của NBS, cho biết, sự phục hồi của Trung Quốc vẫn chưa đồng đều do các đợt bùng phát COVID-19 lẻ tẻ và thiên tai xẩy ra liên tục trong nửa đầu năm 2021.
Trung Quốc đã thắt chặt các hạn chế xã hội để chống lại đợt bùng phát COVID-19 mới ở một số thành phố, và đang tấn công vào lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch và khách sạn của Trung Quốc bị ảnh hưởng khá nặng nề.
Louis Kuijs, trưởng bộ phận kinh tế châu Á tại Oxford Economics, cho biết, với cách tiếp cận 'không khoan nhượng' của Trung Quốc đối với Covid, các đợt bùng phát trong tương lai sẽ tiếp tục gây ra rủi ro đáng kể cho triển vọng, mặc dù khoảng 60% dân số hiện đã được tiêm phòng",
Nước này cũng phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt ở một số tỉnh, với lượng mưa lũ kỷ lục ở tỉnh Hà Nam vào tháng trước, gây ra lũ lụt khiến hơn 300 người thiệt mạng.
Sản lượng công nghiệp trong tháng 7/2021 tăng 6,4% so với tháng 6/2021 tăng 8,3%.
Giá hàng hóa cao hơn cũng đang gây áp lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Các công ty nhỏ hơn không thể chuyển giá nguyên liệu thô cho người mua,
Lạm phát giá sản xuất của Trung Quốc trong tháng 7/2021 đã tăng 9,0% so với một năm trước đó, có thể sẽ vẫn ở mức cao trong một thời gian dài.
Triển vọng tăng trưởng
Ngày càng có nhiều nhà phân tích cắt giảm ước tính tăng trưởng quý III của họ đối với Trung Quốc. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đã tăng 7,9% trong quý từ tháng 4 đến tháng 6/2021 so với một năm trước đó.
ANZ đã hạ dự báo GDP cho năm 2021 từ 8,8% xuống 8,3% sau số liệu sụt giảm đáng kể trong tháng 7/2021.
Mặc dù họ không có khả năng thực hiện các biện pháp kích thích lớn để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng ngân hàng trung ương sẽ duy trì xu hướng nới lỏng. Sau khi ngân hàng trung ương giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ vào tháng 7/2021, nhiều nhà phân tích kỳ vọng một đợt cắt giảm nữa vào cuối năm nay sẽ hỗ trợ tăng trưởng.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã bơm hàng tỷ CNY thông qua các khoản vay trung hạn vào hệ thống tài chính, được nhiều người tham gia thị trường coi là nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế, mặc dù chi phí của khoản vay đó không thay đổi.
Đầu tư tài sản cố định đã tăng 10,3% trong tháng 1đến tháng 7/2021 so với cùng kỳ năm trước, so với mức tăng 11,3% theo cuộc thăm dò của Reuters và mức tăng 12,6% trong tháng 1 đến tháng 6/2021.
Đầu tư bất động sản, một động lực tăng trưởng quan trọng giúp Trung Quốc phục hồi sau sự cố COVID-19, đã tăng 12,7% trong tháng 1 đến tháng 7, so với mức tăng 15% trong nửa đầu năm nay.
Giá bất động sản của Trung Quốc trong tháng 7/2021 tăng chậm nhất trong 6 tháng đầu năm 2021, khi các nhà chức trách thắt chặt hơn nữa các quy định trong lĩnh vực bất động sản đang nóng.
Nguồn:VITIC/Reuters