Trước đại dịch, các dự báo kinh tế Mỹ thường quá lạc quan. Nhưng theo Lori Calvasina, Giám đốc chiến lược cổ phiếu Mỹ tại RBC Capital Markets, các dự báo gần đây lại đánh giá thấp sức mạnh thực tế của nền kinh tế Mỹ.
Khi bước vào năm 2025, các chiến lược gia như Calvasina đang đặt niềm tin vào xu hướng sau đại dịch, cho rằng các dự báo kinh tế Mỹ có thể một lần nữa vượt kỳ vọng.
"Xét đến việc gần đây các dự báo thường đánh giá thấp mức tăng trưởng kinh tế Mỹ và thực tế rằng các dự báo GDP cho năm tới đang tăng lên rất chậm, tôi đặt cược vào mức tăng trưởng từ 2% đến 3%, thay vì chỉ từ 1% đến 2%," Calvasina nhận định. Đồng thời, bà dự đoán chỉ số S&P 500 sẽ đạt mốc 6.600 vào cuối năm 2025.
Christopher Harvey của Wells Fargo còn đưa ra dự báo lạc quan hơn, với mục tiêu chỉ số S&P 500 đạt 7.007, nhấn mạnh rằng sự điều chỉnh tăng trong dự báo GDP sẽ tạo ra cơ hội theo chu kỳ.
Nếu từ khóa thúc đẩy thị trường năm 2024 là AI, thì năm 2025 sẽ là GDP.
Trong báo cáo triển vọng năm 2025, Bank of America (BofA) cũng kỳ vọng vào sự tăng trưởng kinh tế vững chắc, với dự báo chỉ số S&P 500 đạt 6.666 vào cuối năm. Đội ngũ kinh tế của BofA dự đoán tăng trưởng GDP Mỹ hàng năm đạt 2,4% – cao hơn mức 2,1% theo dự báo trung bình của Bloomberg.
BofA khuyến nghị tập trung đầu tư vào các lĩnh vực như Tài chính, Tiêu dùng không thiết yếu, Vật liệu, Bất động sản và Tiện ích.
Chiến lược gia Savita Subramanian của BofA cho biết: "Chúng tôi nhìn thấy nhiều cơ hội ở các cổ phiếu riêng lẻ hơn là toàn bộ chỉ số, đặc biệt là những công ty có khả năng tạo dòng tiền mạnh mẽ và gắn liền với kinh tế Mỹ."
Calvasina đồng tình: "GDP tăng trưởng mạnh hơn sẽ tạo điều kiện cho các cổ phiếu giá trị vượt trội." Bà cũng thừa nhận rằng quyết định mở rộng sự đa dạng hóa trong các nhóm dẫn đầu thị trường hoặc chuyển hướng sang vào cổ phiếu giá trị không hẳn là dễ dàng và đang có sự cân nhắc kỹ lưỡng.
Bankim Chadha của Deutsche Bank, một trong những chiến lược gia lạc quan nhất trên Phố Wall, dự báo chỉ số S&P 500 sẽ đạt 7.000 vào cuối năm 2025, dựa trên nền tảng kinh tế vững mạnh.
Dù nhiều người dự báo suy thoái trong những năm gần đây, nền kinh tế Mỹ thực chất rất vững chắc. Chadha chỉ ra rằng sự kết hợp giữa tỷ lệ thất nghiệp thấp và tăng trưởng GDP mạnh chỉ xảy ra 6% trong lịch sử, thường dẫn đến hiệu suất thị trường cổ phiếu ấn tượng, như đã thấy trong thập niên 1960 và nửa cuối thập niên 1990.
Khi xem xét kỹ công trình nghiên cứu của Calvasina, ta thấy rõ lý do vì sao việc tăng trưởng kinh tế đạt hoặc vượt kỳ vọng tích cực lại đóng vai trò quan trọng đối với sự phục hồi của thị trường chứng khoán. Từ năm 1947 đến nay, GDP tăng trưởng trong khoảng 1,1% - 2% năm lần và cổ phiếu chỉ tăng 40% trong những năm đó, với mức giảm trung bình 3,4%. Ngược lại, khi GDP đạt từ 2,1%-3%, cổ phiếu tăng 70% thời gian, với mức lợi nhuận trung bình gần 11%.
Dù nhiều chiến lược gia Phố Wall nhấn mạnh thị trường chứng khoán không phản ánh hoàn toàn nền kinh tế, lịch sử lại cho thấy rằng khi nền kinh tế bắt đầu suy giảm gần về mức 0% thường không phải là dấu hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán. Có lẽ đây là lý do vì sao các dự báo lạc quan cho năm 2025 không bao gồm kịch bản tăng trưởng GDP dưới 2,1% hoặc nguy cơ suy thoái.