Dự trữ ngoại hối về cơ bản là tài khoản tiết kiệm của một nền kinh tế được giữ bằng ngoại tệ. Họ tích lũy lượng dự trữ này vì nhiều lý do, bao gồm:
• Duy trì tỷ giá hối đoái ổn định: Bằng cách bán dự trữ ngoại hối, ngân hàng trung ương có thể mua đồng tiền của mình trên thị trường ngoại hối, từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
• Quản lý thanh toán quốc tế: Các nền kinh tế sử dụng dự trữ ngoại hối để thanh toán các giao dịch quốc tế, chẳng hạn như nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
• Cung cấp một vùng đệm trong thời kỳ kinh tế suy thoái: Dự trữ ngoại hối có thể được sử dụng để hỗ trợ nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.
Vậy nền kinh tế nào nắm giữ nhiều dự trữ ngoại hối nhất?
Trong số 10 nền kinh tế nắm giữ dự trữ ngoại hối hàng đầu thế giới(tính đến ngày 23/12/2023), đa số nằm ở châu Á, trong đó Trung Quốc giữ vị trí dẫn đầu với tỷ lệ chênh lệch đáng kể. Đây là danh sách top 10:
Thứ tự nền kinh tế Dự trữ ngoại hối (quy tỷ USDTại sao Trung Quốc dự trữ nhiều nhất?
Dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc có thể là do một số yếu tố, bao gồm:
• Thặng dư thương mại: Trung Quốc luôn đạt thặng dư thương mại, nghĩa là nước này xuất khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn nhập khẩu. Điều này tạo ra một dòng ngoại tệ lớn đổ vào và quốc gia này bổ sung vào dự trữ của mình.
• Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Trung Quốc đã thu hút được một lượng vốn FDI đáng kể trong những năm qua, giúp tăng cường hơn nữa dự trữ ngoại hối của nước này.
• Can thiệp tiền tệ: Chính phủ Trung Quốc đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để duy trì tỷ giá ổn định cho đồng nhân dân tệ. Điều này thường liên quan đến việc mua đô la Mỹ, bổ sung vào dự trữ của đất nước.
Mỹ không dự trữ nhiều nhất
Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đáng ngạc nhiên là nắm giữ lượng dự trữ ngoại hối tương đối thấp (36,4 tỷ USD tính đến tháng 1 năm 2024). Điều này là do đồng đô la Mỹ là đồng tiền dự trữ thống trị thế giới, có nghĩa là các quốc gia khác nắm giữ một lượng tài sản đáng kể bằng đô la Mỹ.
Dự trữ ngoại hối không phải là thước đo hoàn hảo cho sức khỏe của một nền kinh tế. Một lượng dự trữ lớn có thể cho thấy một nền kinh tế mạnh, nhưng nó cũng có thể cho thấy sự kiểm soát vốn hoặc thiếu cơ hội đầu tư trong nước.
Thành phần dự trữ ngoại hối cũng có thể quan trọng. Trong khi phần lớn dự trữ thường được giữ bằng đô la Mỹ, các loại tiền tệ chính khác như đồng euro và đồng yên Nhật cũng rất phổ biến.
Dự trữ ngoại hối bằng đồng nhân dân tệ trên thế giới chậm lại trong 2 năm qua
Trung Quốc là siêu cường quốc về kinh tế và tài chính toàn cầu, vai trò của đồng nhân dân tệ trong thương mại và giao dịch xuyên biên giới đang gia tăng.
Dự trữ đồng nhân dân tệ của các nền kinh tế trên thế giới đã tăng mạnh từ 2016 đến 2022. Kể từ đó, dự trữ có xu hướng giảm, hiện đang ở mức thấp nhất 3 năm.
Sự sụt giảm diễn ra từ từ nhưng đều đặn kể từ đầu năm 2022, phản ánh viẹc cộng đồng quốc tế lo ngại về tăng trưởng kinh tế của nước này, diễn ra trong bối cảnh dòng vốn nước ngoài liên tục chảy ra khỏi thị trường vốn và trái phiếu Trung Quốc trong năm 2023.
Trong khi nền kinh tế Trung Quốc đến hiện tại dường như đang thoát khỏi tình trạng khó khăn sau giai đoạn phong tỏa chống COVID-19, nhưng có rất nhiều lý do khiến các nhà quản lý dự trữ có thể vẫn chờ đợi thêm lý do thuyết phục để bắt đầu tái dự trữ đồng Nhân dân tệ.
Dữ liệu mới nhất về dự trữ ngoại hối (Cofer) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy trong số 11,45 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối của thế giới, trong đó có sự phân tích về tiền tệ, 2,29% là bằng Nhân dân tệ tính tới thời điểm cuối năm 2023.
Đó là tỷ trọng thấp nhất kể từ quý 4/2020 và giảm đáng kể so với mức đỉnh 2,83% trong quý 1/2022.
Các ngân hàng trung ương và các nhà quản lý dự trữ trên khắp thế giới đã giảm phân bổ nhân dân tệ trong 7 quý vừa qua. Trong gần 2 năm, tỷ trọng NDT trong dự trữ ngoại hối của họ đã giảm 1/5.
Michael Cahill, chiến lược gia ngoại hối của ngân hàng Goldman Sachs (ở London), lưu ý rằng trái phiếu chính phủ Trung Quốc không còn mang lại cho các nhà quản lý dự trữ mức lãi suất cao hơn trái phiếu các nước phát triển như khi IMF lần đầu tiên đưa đồng NDT vào dữ liệu Cofer của mình - năm 2016.
Việc xảy ra một số căng thẳng địa chính trị trong mấy năm gần đây khiến dự trữ các tài sản an toàn (như USD và vàng) tăng lên cũng làm giảm dự trữ nhân dân tệ.
Tỷ trọng của NDT trong dự trữ ngoại hối toàn cầu.
Trong số 10 quốc gia thường xuyên báo cáo phân tích tỷ lệ dự trữ ngoại hối theo địa lý, không có quốc gia nào tăng tỷ lệ nắm giữ đồng NDT kể từ quý đầu tiên năm 2022.
Mặc dù các báo cáo chi tiết này chỉ đại diện cho một phần nhỏ dự trữ toàn cầu, nhưng Cahill cho rằng quan điểm của họ về đồng NDT báo hiệu một “sự thay đổi đáng chú ý” trong quản lý dự trữ ngoại hối.
Thông tin về dự trữ ngoại hối của Nga không được cập nhật đầy đủ. Nhưng vào cuối năm 2021, Nga là nước nắm giữ dự trữ đồng NDT lớn nhất, với khoảng 1/3 tổng dự trữ bằng đồng NDT được quốc tế nắm giữ, theo các nhà phân tích của ING. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho rằng dự trữ NDT của Nga có thể đã giảm sau đó.
Mặt khác, một số quốc gia nhỏ hơn ngoài 149 quốc gia có trong bộ dữ liệu Cofer của IMF có thể đã tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng đồng NDT trong vài năm qua.