menu search
Đóng menu
Đóng

Cập nhật tin COVID -19 ngày 21/4 và công tác phòng, chống dịch của Bộ Công Thương

17:46 21/04/2020

Vinanet -Trang tin điện tử http://vinanet.vn/ cập nhật các thông tin mới nhất về tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus COVID -19 và các chỉ đạo ứng phó của Bộ Công Thương.
Cập nhật lúc 5h30 ngày 21/4/2020
Thế giới: 2.470.343 người mắc; 170.340 người tử vong, trong đó:
- Mỹ: 790.009 người mắc; 790.009 người tử vong.
- Italy: 2.256 người mắc; 24.114 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 200.210 người mắc; 20.852 người tử vong.
-Việt Nam: 268 trường hợp mắc COVID -19. Ngày thứ 5 liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19
  1. Dịch COVID-19 ngày 21-2: Số ca tử vong tăng lại chút ít, 115 ca Nguồn: Tuoitre
  2. Thế giới: Đến chiều 21/4 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 2.470.343 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và hơn 170.340 ca tử vong. Với hơn 63.000 ca nhiễm mới và hơn 5.000 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua, thế giới đang ghi nhận những diễn biến tích cực từ cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19.
Mỹ: Theo số liệu cho thấy Mỹ vẫn là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong vì COVID -19 cao nhất châu lục cũng như thế giới, với 790.009 người mắc bệnh (tăng 25.373 ca trong 24 giờ qua), trong đó có 790.009 ca tử vong (tăng 1.780 ca) và 71.832 người bình phục. Hiện Mỹ đã xét nghiệm cho hơn 4 triệu người, cũng là nước có số người được xét nghiệm SARS-CoV-2 cao nhất thế giới.
Trong đó, bang New York ngày 20/4 ghi nhận số ca tử vong thấp nhất kể từ đầu tháng 4 đến nay và tình hình tương tự cũng được ghi nhận tại 2 bang lân cận là New Jersey và Connecticut.
Số ca tử vong tại bang New York đã giảm trong 5 ngày liên tục. Tổng số bệnh nhân Covid-19 tử vong ở bang này trong 24 giờ qua là 478 người, nâng tổng số ca tử vong lên 14.347.
Italy: Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy công bố ghi nhận thêm 2.256 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc COVID -19 lên 181.228 trường hợp. Trong đó, số ca tử vong tăng lên 24.114 (tăng 454) và số ca hồi phục là 48.877 (tăng 1.822).
Cơ quan Bảo vệ dân sự cũng cho biết, Italy hiện có 24.906 ca nhập viện với các triệu chứng, trong đó, tổng số ca phải điều trị tích cực là 2.573, giảm 62 trường hợp.
Cơ quan giám sát y tế quốc gia ở các vùng tại Italy cho biết, lệnh tình trạng khẩn cấp liên quan tới bệnh COVID -19 có thể sẽ kết thúc tùy thuộc vào mức độ lây nhiễm của từng vùng trong điều kiện lệnh phong tỏa tiếp tục được duy trì.
Tây Ban Nha: Là nước có số ca nhiễm COVID -19 cao nhất châu lục và đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ, với 200.210 ca, trong đó có 20.852 ca tử vong và 80.587 người bình phục. Số ca nguy kịch cũng đứng đầu châu lục với 7.371 trường hợp.
Đức: Chính phủ nước này tuyên bố sẽ chi trả toàn bộ chi phí điều trị cho các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đến từ các nước láng giềng trong Liên minh châu Âu (EU) như một cử chỉ thiện chí.
Hiện tại, Đức ghi nhận 146.777 người nhiễm Covid-19 (tăng 1.035 ca trong 24 giờ), trong đó có 4.802 ca tử vong (tăng 160 ca trong 24 giờ) và 91.500 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Theo Bộ trưởng Y tế Spahn, Đức hiện đã kiểm soát được dịch COVID -19.
Pháp: Bộ Y tế Pháp thông báo, số ca tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 đã lên tới 20.265 người, tăng 547 trường hợp trong 24 giờ qua, bao gồm 12.513 ca tử vong ở bệnh viện và 7.752 ca tử vong tại các nhà dưỡng lão, cơ sở y tế xã hội.
Số ca mắc COVID -19 là 155.383. Hiện có 30.584 bệnh nhân đang nằm viện (giảm 26), trong đó 5.863 ca trong tình trạng nghiêm trọng phải chăm sóc đặc biệt (giảm 61). Ngoài ra, 37.409 bệnh nhân đã được điều trị thành công và ra viện, tăng 831 trường hợp trong 24 giờ qua.
Giới chức y tế Pháp nhận định, tốc độ lây lan của dịch bệnh đã suy giảm nhanh chóng, song cũng nhắc lại rằng, khả năng miễn dịch tập thể là yếu. Pháp hy vọng sẽ có hơn 90% kết quả xét nghiệm âm tính “vì virus đã ít lây lan” hơn trước. Yêu cầu cấp bách trước mắt là phải thực hiện các xét nghiệm virus, tiếp sau đó là các xét nghiệm huyết thanh.
Hàn Quốc: Theo hãng tin Yonhap, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cho biết số ca nhiễm virus corona chủng mới ở nước này tính đến hết ngày 20/4 chỉ là 9 ca, có 1 ca tử vong mới. Đây là dấu hiệu cho thấy sự lây lan của virus đã chậm lại.
Tổng số ca nhiễm ở Hàn Quốc là 10.683 ca và tổng số ca tử vong do bệnh COVID-19 là 237 trường hợp.
Trung Quốc: Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho hay tính tới cuối hôm 20/4, nước này ghi nhận thêm 11 ca nhiễm mới và không ghi nhận thêm ca tử vong mới nào do COVID-19.
Trong số 11 ca nhiễm mới, có 4 ca "nhập" từ nước ngoài và 7 ca là lây nhiễm trong cộng đồng địa phương (riêng tỉnh Hắc Long Giang có 6 ca). Hiện Trung Quốc đại lục có tổng cộng 82.758 ca nhiễm và 4.632 ca tử vong do COVID-19.
Singapore: Bộ Y tế nước này xác nhận số ca COVID-19 tăng từ 8.014 lên 9.125 trong ngày 21/4. Thủ tướng Lý Hiển Long cũng vừa lên truyền hình lúc 17h giờ địa phương, thông báo gia hạn việc giãn cách xã hội thêm đến 1/6 thay vì 4/5 như ban đầu.
Philippines: Bộ Y tế Philippines ngày 21/4 ghi nhận thêm 9 ca tử vong và 140 ca nhiễm mới. Cơ quan này cho biết số người chết vì COVID-19 tại Philippines hiện là 437, trong khi số ca nhiễm là 6.599. Tuy nhiên, 41 bệnh nhân mới hồi phục đã nâng số ca được chữa khỏi ở đây lên 654.
Indonesia: Tổng thống Indonesia Joko Widodo ngày 21/4 thông báo nước này sẽ cấm người dân trở về quê sau tháng chay Ramadan của đạo Hồi để hạn chế dịch bệnh lây lan. Sau sự kiện diễn ra vào tháng 5 này, thông thường người dân tại các thành phố lớn tại Indonesia sẽ đổ về quê nhà để ăn mừng.
Tính đến nay, Indonesia đã ghi nhận 590 ca tử vong vì COVID-19, cao nhất tại khu vực Đông Á chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Widodo từng muốn thay việc áp lệnh cấm trước đó bằng cách kêu gọi người dân ở yên trong nhà.
Malaysia: Nước này đã ghi nhận thêm 36 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua, mức tăng thấp nhất trong ngày kể từ khi chính phủ áp đặt các biện pháp hạn chế đối với hoạt động đi lại và thương mại. Như vậy, tới thời điểm hiện tại, Malaysia ghi nhận tổng cộng 5.425 ca mắc COVID-19. Số ca tử vong tại Malaysia hiện vẫn là 89 người.
Campuchia: Tại Campuchia nhà chức trách cho biết hơn 10.000 công nhân ngành dệt may từ các tỉnh quay trở lại Phnom Penh làm việc sau Tết mừng năm mới Khmer Chol Chhnam Thmey sẽ được đưa tới các địa điểm cách ly bắt buộc. Ngày 20/4 là ngày thứ 7 liên tiếp Campuchia không phát hiện ca mắc mới nào.
Thái Lan: Thái Lan đã ghi nhận thêm 27 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 2.792 người. Đa số các ca nhiễm mới này là ở thủ đô Bangkok và đây cũng là địa phương có nhiều ca COVID-19 nhất nước, với 1.440 bệnh nhân. Trong 3 ngày liên tiếp vừa qua, nước này đã không ghi nhận thêm ca tử vong nào do COVID-19. Số ca tử vong hiện vẫn là 47 người. Trong bối cảnh số ca nhiễm tiếp tục tăng, Thái Lan đã gia hạn lệnh cấm bán rượu bia trên toàn quốc cho đến ngày 30/4.
Diễn biến tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
  1. Dịch COVID-19: Sáng 21/4, ngày thứ 5 liên tiếp không ghi nhận ca ... Nguồn: Baodauthau.vn
  2. Bản tin 6h00 ngày 21/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Như vậy Việt Nam bước vào ngày thứ 5 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc nào. Hiện tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7% và 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe cách ly 75.799, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện 268, cách ly tập trung tại cơ sở khác 15.368, cách ly tại nhà, nơi lưu trú 60.163.
Tình hình điều trị theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: Bệnh nhân 188 được tính là đang theo dõi 14 ngày sau khi kết thúc điều trị, vì xét nghiệm bằng phương pháp Real Time PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vào ngày 19/4 cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
- Do đó hiện nay còn 53 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được cách ly, điều trị tại 09 cơ sở y tế trong đó riêng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh có đông bệnh nhân nhất với 44 trường hợp. Đa số bệnh nhân đều có tình trạng sức khoẻ ổn định. Hiện sức khoẻ của 03 bệnh nhân nặng mắc COVID-19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh đã có nhiều tiến triển.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 14 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 7 ca.
Bộ Công Thương và công tác phòng, chống dịch COVID-19
Trong bối cảnh đại dịch COVID -19, các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia không chỉ đang nỗ lực, chủ động tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mà còn thể hiện, khẳng định vai trò của doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia luôn chung tay cùng cộng đồng vượt qua khó khăn, góp phần nâng cao giá trị Thương hiệu Việt Nam.
Nguồn: Congthuong.vn
Thời gian qua, dịch bệnh COVID -19 diễn biến rất phức tạp, lan rộng trên toàn thế giới, tác động tiêu cực trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Trước bối cảnh đó, Bộ Công Thương với vai trò là cơ quan quản lý Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có những biện pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xây dựng, phát triển, quảng bá thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trong và ngoài nước như:
- Triển khai các hình thức tuyên truyền, quảng bá sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia phù hợp trong thời kỳ dịch bệnh như: quảng bá trên các phương tiện truyền thông số (báo điện tử, mạng xã hội, VOV…) và qua các phóng sự, bài viết đăng tải trên báo chí, truyền hình;
- Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá cho Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và các doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế và tại các địa bàn xuất khẩu chủ lực, nhằm nâng cao vị thế và giá trị của Thương hiệu quốc gia cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với khách hàng/ người tiêu dùng, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh, Bộ Công Thương cũng triển khai các hình thức xúc tiến thương mại phù hợp với tình hình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp như:
- Phối hợp với các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế như Cơ quan Xúc tiến Phát triển Ngoại thương Tứ Xuyên, Trung Quốc (CCPIT Tứ Xuyên), Sở Thương mại Quảng Tây, Sở Thương mại Chiến Giang tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế trực tuyến nhằm kết nối với các khách hàng tiềm năng, trao đổi trực tiếp với các khách hàng trên nền tảng thương mại điện tử, tạo cơ sở quan trọng ban đầu để doanh nghiệp tiếp nối các giao dịch tiếp theo.
- Tăng cường các hoạt động kết nối doanh nghiệp với các nhà phân phối lớn trong nước vừa hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong công tác sản xuất hàng hóa xuất khẩu, vừa cung ứng hàng hóa đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân trong thời gian dịch bệnh bùng phát.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng triển khai các hoạt động XTTM bền vững như:
- Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu, xây dựng và triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn theo đúng thông lệ quốc tế để kịp thời ứng phó với phương án chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường mới;
- Thực hiện các hoạt động tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu thị trường; thiết kế bao bì, sản phẩm và hệ thống nhận diện thương hiệu; xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế;
- Tích cực phối hợp với các ngành hàng, các địa phương xây dựng nội dung và kế hoạch, chiến lược tuyên truyền, quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, các thương hiệu ngành hàng/ sản phẩm được lựa chọn và xây dựng các sản phẩm truyền thông nhằm giúp tăng cường nhận biết các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể của Việt Nam trên thị trường quốc tế để sớm có cơ hội tiếp cận đến khách hàng, người tiêu dùng quốc tế thông qua các kênh thương mại điện tử, các sự kiện xúc tiến thương mại, các sự kiện ngoại giao, văn hóa ở nước ngoài sau khi dịch bệnh được đẩy lùi.
Điển hình:
- Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank thể hiện rõ nét vai trò của một Thương hiệu quốc gia nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid 19. Vietcombank đã có 06 lần liên tiếp là Doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG kể từ năm 2008. Với hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại, kết nối chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu. Trong những năm qua, nhất là năm 2019 đã ghi nhận dấu ấn chuyển mình, bứt phá ngoạn mục của Vietcombank. Lợi nhuận năm 2019 xấp xỉ 1 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2018 cao bằng 3,5 lần năm 2015. Với vai trò là doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia, Vietcombank đã có những hoạt động thiết thực hỗ trợ chung tay cùng cộng đồng phòng chống đại dịch COVID -19.
- Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines): Vietnam Airlines đã khẳng định vị thế là một Hãng hàng không quốc gia có quy mô hoạt động toàn cầu và có tầm cỡ tại khu vực. Vietnam Airlines luôn hoàn thành tốt vai trò thúc đẩy du lịch, kinh tế phát triển, là phương tiện kết nối thương hiệu Việt Nam với các nước trên khu vực với gần 100 đường bay phủ khắp thế giới. Mặc dù được đánh giá “đầu bảng” về chịu thiệt hại do COVID -19 gây ra, nhưng với sứ mệnh là một hãng hàng không quốc gia, một doanh nghiệp THQG - Vietnam Airlines đã có những đóng góp quan trọng trong cuộc chiến phòng chống dịch. Vietnam Airlines đã thực hiện các chuyến bay vào tâm dịch đưa người Việt về nước như chuyến bay đến Vũ Hán, châu Âu, Philippines, Thái Lan, Nhật Bản và đưa công dân Đức, châu Âu hồi hương. Miễn phí vé cho bác sĩ, y tá, chuyên gia y tế và vận chuyển hàng hóa chống dịch COVID -19…
- Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát là doanh nghiệp đã có 04 lần liên tiếp đạt THQG, một trong những Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam, có vốn hóa trên 2,2 tỷ đô la Mỹ. Hòa Phát duy trì vị trí số 1 Việt Nam cả về sản xuất và thị phần sản phẩm Thép xây dựng (chiếm thị phần 25,5%), đáp ứng không chỉ nhu cầu thị trường trong nước, mà còn xuất khẩu tới các thị trường trên thế giới như: Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, Campuchia, Malaysia, Lào, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Philippines, Brunei… Với mong muốn chung tay với Chính phủ và các Bộ ngành đối phó với sự lây lan của Đại dịch COVID -19tại Việt Nam, Tập đoàn Hòa Phát đã ủng hộ 5 tỷ đồng bằng tiền mặt chuyển tới Quỹ của Bộ y tế và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
- Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) là doanh nghiệp có 05 lần liên tiếp đạt THQG và luôn cho thấy sự ổn định về giá trị thương hiệu khi duy trì vị trí dẫn đầu 4 năm liên tiếp trong danh sách 10 thương hiệu Việt Nam có giá trị nhất với giá trị thương hiệu hơn 2,2 tỷ USD (theo đánh giá của Forbes Việt Nam). Nhờ lợi thế về chất lượng sản phẩm, giá cả và uy tín thương hiệu, Vinamilk chiếm 50% thị phần sữa trong nước và sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại 31 quốc gia trên thế giới, kể cả các thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Đức, Canada...
Trong bối cảnh đại dịch COVID -19, các doanh nghiệp THQG không chỉ đang nỗ lực, chủ động tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mà còn thể hiện, khẳng định vai trò của doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia luôn chung tay cùng cộng đồng vượt qua khó khăn, góp phần nâng cao giá trị Thương hiệu Việt Nam.

Nguồn:VITIC Tổng hợp