Thị trường chứng khoán của Mỹ và châu Âu biến động nhẹ trong phiên 9/6 khi các nhà đầu tư chờ đợi các sự kiện quan trọng trong tuần này, đáng chú ý là số liệu lạm phát của Mỹ và cuộc họp chính sách vào ngày 10/6 của Ngân hàng trung ương châu Âu.
Thị trường chứng khoán của Mỹ và châu Âu biến động nhẹ
Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng quan ngại rằng lạm phát cao khi các nền kinh tế bị tác động bởi đại dịch mở cửa trở lại có thể sẽ thúc đẩy lãi suất tăng cao, gây cản trở đà phục hồi kinh tế.
- Chỉ số S&P 500 tăng chưa đầy 1 điểm, kết phiên ở 4.227,26 điểm và còn cách đỉnh lịch sử thiết lập ngày 7/5 khoảng 0,3%.
- Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 30 điểm, tức chưa tới 0,1%, và kết phiên ở 34.600 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,3% lên 13.925 điểm.
Trên thị trường Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,1% xuống 34.599,82 điểm, chỉ số tổng hợp S&P 500 đi ngang ở mức 4.227,26 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite nhích nhẹ 0,3% lên 13.924,91 điểm.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chỉ số FTSE 100 của London tăng 0,3% lên 7.095,09 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt hạ 0,2% xuống 15.640,60 điểm, còn chỉ số CAC 40 tại Paris nhích nhẹ 0,1% lên 6.551,01 điểm. Chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 giảm chưa đến 0,1% xuống 4.096,01 điểm.
Các thị trường chứng khoán trên thế giới đều đang giao dịch ở gần mức kỷ lục hoặc mức cao nhất của nhiều năm sau khi liên tiếp tăng mạnh trong suốt hơn một năm qua nhờ các gói kích thích khổng lồ trị giá hàng nghìn tỷ USD của chính phủ, chương trình triển khai tiêm chủng vaccine và các nền kinh tế lớn nới lỏng các biện pháp phong tỏa.
Ngày 10/6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 sẽ được công bố. Các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát dự báo CPI tháng vừa qua sẽ tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 4, tỷ lệ lạm phát là 4,2%, cao nhất kể từ 2008.
Sự chú ý của nhà đầu tư sẽ đổ dồn về phía cuộc họp ngày 15-16/6 của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) để xem ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) nhận định thế nào về lạm phát và chính sách tiền tệ. Một số bình luận gần đây của các quan chức Fed cho thấy cơ quan này đang chuẩn bị thị trường cho quyết định giảm bơm tiền.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại rằng sự phục hồi mạnh mẽ tại Mỹ sẽ khiến giá tăng nhanh và buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải giảm bớt các biện pháp hỗ trợ thị trường để ngăn chặn tình trạng phát triển quá nóng.
Nhiều chuyên gia kinh tế ước tính, giá tiêu dùng của Mỹ, dự kiến được công bố vào ngày 10/6, tăng 4,7% trong tháng 5/2021, mức cao nhất kể từ năm 2008.
Chứng khoán tại thị trường Châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 9/6, khi giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước khi số liệu lạm phát của Mỹ được công bố.
Khép lại phiên này, tại Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 102,76 điểm, hay 0,35%, xuống 28.860,80 điểm.
Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong cũng để mất 38,75 điểm, hay 0,13%, và đóng phiên ở mức 28.742,63 điểm.
Sắc đỏ cũng chi phối nhiều thị trường khác trong khu vực như Sydney, Singapore, Seoul và Đài Bắc.
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite lại tăng 11,29 điểm, hay 0,32%, lên 3.591,40 điểm.
Các thị trường trên toàn cầu nhìn chung đang “án binh” trong tháng này, khi giới đầu tư đang tìm kiếm manh mối về triển vọng chính sách của ngân hàng trung ương các nước khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi, với lo ngại rằng lạm phát gia tăng sẽ buộc các ngân hàng trung ương thu hẹp các chính sách tiền tệ siêu lỏng.
Đà tăng cũng được ghi nhận tại thị trường Việt Nam, với chỉ số VN-Index tăng 13,02 điểm, hay 0,99%, lên 1.332,9 điểm, trong khi chỉ số HNX-Index ghi thêm 10,48 điểm, hay 3,42 điểm, và đóng phiên ở mức 316,87 điểm.
Nguồn:VITIC/Reuters