menu search
Đóng menu
Đóng

CPI tháng 1/2024 của Mỹ tăng

09:30 22/02/2024

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2024 của Mỹ cho thấy nền kinh tế Mỹ sau đại dịch vẫn chưa thay đổi nhiều.

Sau tỷ lệ lạm phát cao nhất là 9,1% vào tháng 6/2022, sự sụt giảm tiếp theo của cả lạm phát chung và lạm phát lõi là nguồn hy vọng cho các nhà kinh tế cũng như những nhà đầu tư. Sau chu kỳ tăng lãi suất tích cực nhất, khiến cổ phiếu và trái phiếu giảm giá vào năm 2022, khiến giá các mặt hàng thiết yếu như gas và thực phẩm đến các mặt hàng như ô tô và xe tải đã qua sử dụng đều giảm, các nhà đầu tư hy vọng rằng Fed đã dừng việc tăng lãi suất và sẽ thậm chí tiếp tục cắt giảm lãi suất trong năm 2024. Tuy nhiên, báo cáo hiện tại không cho rằng lạm phát sẽ tự điều tiết theo mục tiêu 2% của Fed.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2024 cho tất cả khu vực thành thị (CPI-U) tăng 0,3% so với mức tăng 0,2% trong tháng 12/2023. CPI tăng là tín hiệu không tốt cho các nhà hoạch định chính sách và thị trường, vì nó cho thấy Fed có thể phải giữ tiền ở mức nhiều hơn trong thời gian dài. Đáng chú ý, trong tháng 1/2024 chỉ số nhà ở của Mỹ tăng 0,6%, đóng góp đáng kể vào hơn 2/3 tổng mức tăng ở tất cả các nhóm hàng.
Giá thực phẩm của Mỹ tháng 1/2024 tăng 0,4%, trong đó giá thực phẩm tại nhà tăng 0,4% và giá thực phẩm nhà hàng tăng 0,5%. Chi phí mua thực phẩm tại các nhà hàng chưa được người tiêu dùng ưu tiên như các mặt hàng tiêu dùng khác. Ngược lại, giá năng lượng tháng 1/2024 đã giảm 0,9%, chủ yếu do giá xăng dầu giảm.
Ngoài ra, giá tất cả các mặt hàng trừ thực phẩm và năng lượng, thường được gọi là CPI cơ bản đã tăng 0,4% trong tháng 1. Chỉ số giá tất cả các mặt hàng trong tháng 1/2024 đã tăng 3,1% so với tháng 1/2023 - giảm nhẹ so với mức tăng 3,4% tháng 12/2023 so với tháng 12/2022. Các chuyên gia tỏ ra lạc quan về việc lạm phát tiếp tục giảm, hướng tới tỷ lệ dưới 3%. Tuy nhiên, CPI cơ bản đã tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo trước đó là mức tăng 3,7%.
Những ảnh hưởng của đại dịch tiếp tục gây ra lạm phát, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở. Tình trạng lạm phát giá lương thực cao dai dẳng, đặc biệt đối với tiêu dùng tại nhà, cũng tiếp tục thách thức các nhà hoạch định chính sách. Bất chấp sự sụt giảm ở các lĩnh vực khác, lạm phát thực phẩm vẫn cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% của Fed, cho thấy sự phức tạp của áp lực lạm phát liên quan đến đại dịch.

Nguồn:Vinanet/VITIC/jpmorgan.com