menu search
Đóng menu
Đóng

Fed giữ nguyên lãi suất nhưng cam kết tuyên chiến với lạm phát

10:36 27/01/2022

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hôm thứ Tư (26/1) cho biết họ gần như chắc chắn sẽ tăng lãi suất vào tháng 3 và tái khẳng định kế hoạch chấm dứt việc mua trái phiếu cũng tháng đó. Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, cam kết sẽ bước vào cuộc chiến bền bỉ để chế ngự lạm phát.
 
Kết thúc cuộc họp chính sách trong hai ngày 25 - 26/1, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch đinihj chính sách của Fed, thông báo ở thời điểm hiện tại vẫn giữ nguyên lãi suất ở 0 - 0,25% đúng như dự đoán cảu thị trường. Lãi suất này được dùng để quyết định lãi cho vay mua nhà, thẻ tín dụng và nhiều khoản vay khác tại Mỹ. Fed đã hạ lãi suất về 0 - 0,25% từ giữa tháng 3/2020.
Theo nhận định của Fed, các chỉ số về hoạt động kinh tế và việc làm tiếp tục được củng cố. Các lĩnh vực bị ảnh hưởng bất lợi nhất bởi đại dịch COVID-19 đã được cải thiện trong những tháng gần đây song lại đang phải đối mặt với các đợt dịch mới.
Fed đề cập việc việc làm gần đây tăng “vững chắc” bất chấp sự xuất hiện của biến chủng Omicron đẩy số ca nhiễm mới hàng ngày lên cao kỷ lục. Trong khi đó, việc làm đã tăng ổn định trong những tháng gần đây và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm đáng kể. Sự mất cân bằng cung cầu liên quan đến đại dịch và sự mở cửa trở lại của nền kinh tế đã tiếp tục góp phần làm tăng mức độ lạm phát. Các điều kiện tài chính vẫn phù hợp, một phần phản ánh các biện pháp chính sách nhằm hỗ trợ nền kinh tế và dòng tín dụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ.
Ngân hàng trung ương Mỹ cũng cho rằng, triển vọng nền kinh tế nước này tiếp tục phụ thuộc vào diễn biến đại dịch COVID-19. Những tiến bộ về tiêm chủng và sự nới lỏng hạn chế nguồn cung dự kiến sẽ hỗ trợ hoạt động kinh tế và việc làm cũng như giảm lạm phát. Các rủi ro đối với triển vọng kinh tế vẫn còn, bao gồm cả các biến thể mới của COVID-19.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau kỳ họp 2 ngày vừa qua, ông Powell cho: “Ủy ban có ý định tăng lãi suất quỹ liên bang tại cuộc họp tháng 3 với giả định rằng sẽ có đủ các điều kiện thích hợp để làm như vậy,” đồng thời chốt lại một tuyên bố chính sách từ Ủy ban Thị trường Mở Liên bang của ngân hàng trung ương rằng chỉ cho biết tỷ giá sẽ tăng "sớm" chứ không đưa ra mốc thời gian cụ thể. Các quan chức Fed không đưa ra dự báo mới về nền kinh tế trong cuộc họp lần này.
Ông Powell cho biết, các đợt tăng lãi suất sau đó và giảm tài sản nắm giữ của Fed sẽ diễn ra khi cần thiết, trong khi các lãnh đạo Fed sẽ theo dõi mức độ nhanh chóng của lạm phát giảm từ mức cao nhất trong nhiều thập kỷ trở lại mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương, bao gồm cả tốc độ tăng lãi suất tiếp theo hoặc các quan chức Fed sẽ giảm bảng cân đối kế toán sụt giảm nhanh như thế nào.
Mặc dù chưa đưa ra mốc thời gian chính xác về việc tăng lãi suất, song ông Powell đã bày tỏ quan điểm rõ ràng: đó là với lạm phát cao và dường như đang trở nên tồi tệ hơn, Fed trong năm nay có kế hoạch dần dần kiềm chế tín dụng và chấm dứt hỗ trợ bất thường – những chính sách đã áp dụng để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ trong đại dịch coronavirus.
Ông Powell cho biết kể từ cuộc họp chính sách cuối cùng của Fed vào tháng 12, lạm phát "không hề thuyên giảm, thậm chí đã trở nên tồi tệ hơn một chút ... Nếu tình hình tồi tệ hơn nữa, chính sách của chúng tôi sẽ phải phản ánh điều đó."
Ông nói thêm: “Đây sẽ là một năm mà chúng tôi rời xa chính sách tiền tệ có tính thích ứng cao mà chúng tôi đã áp dụng để đối phó với những tác động kinh tế của đại dịch”.
Quy mô bảng cân đối của Fed hiện gần 8.900 tỷ USD, gấp hơn hai lần so với khi bắt đầu chương trình mua tài sản quy mô lớn để hỗ trợ thị trường.
"Với lạm phát giữ trên 2% và thị trường lao động mạnh, ủy ban kỳ vọng tình hình sớm phù hợp để tăng lãi suất", theo thông báo. Fed sẽ không họp chính sách tiền tệ trong tháng 2.
Fed cho biết các thành viên FOMC đã nhất trí về các quy tắc để “giảm đáng kể” quy mô tài sản nắm giữ bằng cách hạn chế lượng trái phiếu sắp đáo hạn được tái đầu tư mỗi tháng. Kế hoạch này sẽ bắt đầu sau khi tăng lãi suất, Fed bổ sung.
Các rủi ro khác đã gia tăng từ sau cuộc họp ngày 14 – 15/12, với các quốc gia phương Tây lo ngại xảy ra xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm tính cấp bách của Fed trong ứng phó lạm phát, vốn đã lên cao nhất nhiều thập kỷ.
“Sự mất cân bằng cung cầu liên quan đại dịch và tái mở cửa kinh tế tiếp tục thúc đẩy lạm phát”, Fed cho biết thêm.
Cũng tại cuộc họp báo sau cuộc họp của Fed, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết “không thể dự đoán chính xác lộ trình chính sách lãi suất nào sẽ phù hợp. Và do đó, lần này chúng tôi chưa đưa ra quyết định nào về lộ trình chính sách. Tôi nhấn mạnh một lần nữa rằng chúng tôi sẽ hành động nhanh chóng, nhẹ nhàng”.
Theo ông Powell, Fed sẽ “lấy số liệu làm định hướng”, bao gồm việc làm được tạo ra cho nền kinh tế, số việc làm còn trống và các thước đo khác có thể giúp cơ quan này chắc chắn rằng đến lúc tăng lãi suất sớm hơn hoặc không tăng lãi suất”.
“Chúng tôi biết nền kinh tế đang ở vị trí rất khác so với khi chúng tôi bắt đầu tăng lãi suất năm 2015”, chủ tịch Fed bổ sung. “Đặc biệt, nền kinh tế giờ đây mạnh mẽ hơn, thị trường lao động mạnh mẽ hơn, lạm phát vượt xa mục tiêu 2%, cao hơn nhiều khi đó. Những khác biệt đó sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến việc điều chỉnh tiến độ chính sách phù hợp”.
Tác động tới thị trường tài chính toàn cầu
Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều quay đầu giảm sau khi Fed kết thúc cuộc họp, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng mạnh. Theo đó, Dow Jones giảm gần 130 điểm, tương đương giảm 0,4%, còn 34.168,09 điểm. Trong phiên, có lúc chỉ số này tăng hơn 500 điểm, nhưng quay đầu sụt giảm sau khi có phát biểu của ông Powell; S&P 500 giảm 0,2%, còn 4.349,93 điểm. Chỉ số Nasdaq gần như đi ngang, chốt ở mức 13.542,12 điểm, nhờ cổ phiếu Microsoft tăng 2,9% sau khi công ty đưa ra báo cáo tài chính quý 4/2021.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt 1,8% sau phát biểu của ông Powell, vì các nhà giao dịch xem những đánh giá này đồng nghĩa với việc Fed sẽ thắt chặt chính sách mạnh tay hơn những gì họ kỳ vọng trước đó. Như vậy, những biến động chóng mặt của thị trường trong tháng 1 này sẽ không khiến Fed “chùn tay”.
Đồng USD vọt lên mức cao nhất trong vòng nhiều tuần so với các tiền tệ chủ chốt khác, trong khi yen Nhật giảm xuống 114,74 JPY và euro giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần, là 1,2301 USD, còn đô la Australia mất khoảng 0,4% xuống mức thấp nhất 7 tuần, là 0,7076 USD.
Cổ phiếu Châu Á phiên giao dịch sáng 27/1 cũng giảm mạnh, xuống mức thấp nhất 14 tháng. Với chỉ số MSCI của Châu Á trừ Nhật Bản giảm 1,6% ngay đầu phiên, xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 11/2020. Trong đó, chỉ số Hong Kong's Hang Seng và chứng khoán Australian đều giảm 2%, trong khi blue-chips của Trung Quốc giảm 0,2%/
Ở Tokyo, chỉ số Nikkei fell 1.9%, xuống thấp nhất kể từ tháng 12/2020.
Giá vàng giao ngay lúc đầu phiên giao dịch 27/1 ở Châu Á cũng giảm 0,1% xuống 1.816,42 USD do USD mạnh lên.

Nguồn:Vinanet/VITIC (Theo Reuters)