menu search
Đóng menu
Đóng

Kinh tế Hàn Quốc lấy lại đà tăng trưởng

10:36 03/08/2017

Nền kinh tế Hàn Quốc đã đi qua nửa đầu năm 2017 với những thành tích nổi bật. Bất chấp sự khởi đầu khó khăn trong bối cảnh chính trị không mấy thuận lợi do Tổng thống bị luận tội, nền kinh tế Hàn Quốc đã cho thấy nhiều dấu hiệu khởi sắc sau cuộc bầu cử Tổng thống mới vào tháng 5.

Mức tăng trưởng ấn tượng

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc trong hai quý đầu năm nay đã tăng trưởng lần lượt là 1,1% và 0,6% so với quý trước, cao hơn kỳ vọng của giới đầu tư cũng như mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước. Một trong những nguyên nhân tạo nên thành tích này là sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu.

Kể từ năm 2015, xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng trưởng âm trong hai năm liên tiếp, trong đó, các ngành xuất khẩu chủ chốt như ô tô, thép và chíp bán dẫn đều có mức tăng trưởng âm. Tuy nhiên, trên đà phục hồi của giá dầu thế giới vào năm 2017, xuất khẩu của Hàn Quốc cũng đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục.

Trong tháng 7 năm nay, tổng giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 51,4 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc lần đầu tăng trong 9 tháng liên tiếp, kể từ tháng 12/2011. Xuất khẩu của chín mặt hàng tăng vọt, với kim ngạch xuất khẩu của chíp bán dẫn và ổ cứng SSD đạt mức cao kỷ lục. Cùng với đó, xuất khẩu sang các vùng lãnh thổ trên thế giới ngoài thị trường Mỹ và Trung Đông, cũng tăng trưởng mạnh, giúp nền kinh tế duy trì đà phục hồi một cách toàn diện.

Cùng với sự phục hồi của xuất khẩu, thị trường chứng khoán cũng trên đà tăng tốc. Trong nửa đầu năm nay, chỉ số thị trường chứng khoán Hàn Quốc (KOSPI) đã vượt mốc 2.000 điểm từ lâu và không ngừng xác lập kỷ lục mới. Giá trị vốn hóa của thị trường Hàn Quốc tính đến hết quý II đạt 1.540 tỷ USD, tăng 20,8% so với cuối năm ngoái, đạt mức tăng trưởng nhanh hơn so với các nước khác trên thế giới, chỉ xếp sau chỉ số chứng khoán Ấn Độ với mức tăng là 25,6% và chỉ số Sàn giao dịch chứng khoán Bombay (BSE) với mức tăng 25,0%.

Chính sách đúng đắn

Để đạt được những thành tựu nêu trên có sự hỗ trợ rất lớn từ việc triển khai một loạt các chính sách mới từ phía Chính phủ. Các chính sách kinh tế năm 2017 của Hàn Quốc là ưu tiên quản lý thành công các rủi ro phát sinh từ những bất ổn vĩ mô từ trong và ngoài nước, đồng thời đảm bảo rằng tầng lớp lao động làm thuê sẽ không bị tác động, trong khi đó tiếp tục tập trung vào tái cơ cấu để phát triển tiềm năng tăng trưởng và chuẩn bị cho tương lai.

Trọng tâm của chính sách này là kế hoạch “J-nomics” của Tổng thống Moon Jae-in đặt ưu tiên hàng đầu vào nhân tố con người. Những chính sách kinh tế trước đây chỉ tập trung vào hiệu quả nhỏ giọt (trickle-down effect), trong đó Chính phủ đầu tư vào các doanh nghiệp, và doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm dựa trên sự thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp, được cho là không mang lại hiệu quả.

Trong khi đó, tại nhiệm kỳ Chính phủ Tổng thống Moon Jae-in, mô hình kinh tế của Hàn Quốc sẽ bao gồm bốn trọng tâm, được chuyển đổi từ tập trung vào tăng trưởng cao độ sang tăng trưởng ổn định, từ tăng trưởng lấy xuất khẩu làm chủ đạo sang tăng trưởng kinh tế lấy thu nhập làm chủ đạo, tăng trưởng không tạo việc làm thành tăng trưởng tạo việc làm.

Chính phủ mới đang nỗ lực tạo nhiều việc làm, đặc biệt trong lĩnh vực công, nhằm nâng cao thu nhập, thúc đẩy tiêu dùng, tạo ra một chu kỳ tuần hoàn tích cực trong nền kinh tế. Chiến lược tạo thêm việc làm của Tổng thống Moon đặt mục tiêu tạo thêm nhiều việc làm ở khối Nhà nước, từ đó kéo theo sự gia tăng tuyển dụng ở khối tư nhân.

Để làm được điều này, một nguồn ngân sách lớn cần được huy động, và ngân sách bổ sung mà Quốc hội thông qua lần này sẽ là nguồn tài chính được sử dụng để tạo thêm việc làm, còn có thể gọi là “Dự thảo ngân sách bổ sung tạo việc làm”. Dự thảo này đã được thông qua 45 ngày sau nhiều tranh cãi về vấn đề tăng số lượng công chức Nhà nước, điều kiện pháp lý liên quan. Chính phủ Tổng thống Moon Jae-in dự kiến sẽ tiến hành giải ngân một cách hiệu quả nhất và trong thời gian sớm nhất.

Chính phủ cũng đặt trọng tâm vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đưa ra các đối sách kịp thời trước những thay đổi dự kiến sẽ xảy ra với các ngành công nghiệp chủ lực của quốc gia trong cuộc cách mạng này.

Với diễn biến trong thời gian qua, các viện nghiên cứu kinh tế lớn trong nước, các công ty chứng khoán và các tổ chức kinh tế quốc tế cũng đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc. Cụ thể, Công ty chứng khoán Nomura (Nhật Bản) đã điều chỉnh mức triển vọng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc từ 2,4% lên 2,7%.

Theo báo cáo của Trung tâm tài chính quốc tế Hàn Quốc (KCIF), cơ quan chuyên thu thập số liệu dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc từ 10 ngân hàng đầu tư quốc tế, tỷ lệ này đã được nâng 0,1% so với lần dự báo trước đó. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) cũng cho thấy xu hướng sẽ sớm điều chỉnh triển vọng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, càng khẳng định chắc chắn hơn những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Hàn Quốc.

Để đạt được những thành tựu nêu trên có sự hỗ trợ rất lớn từ việc triển khai một loạt các chính sách mới từ phía Chính phủ. Các chính sách kinh tế năm 2017 của Hàn Quốc là ưu tiên quản lý thành công các rủi ro phát sinh từ những bất ổn vĩ mô từ trong và ngoài nước, đồng thời đảm bảo rằng tầng lớp lao động làm thuê sẽ không bị tác động, trong khi đó tiếp tục tập trung vào tái cơ cấu để phát triển tiềm năng tăng trưởng và chuẩn bị cho tương lai.
Trọng tâm của chính sách này là kế hoạch “J-nomics” của Tổng thống Moon Jae-in đặt ưu tiên hàng đầu vào nhân tố con người. Những chính sách kinh tế trước đây chỉ tập trung vào hiệu quả nhỏ giọt (trickle-down effect), trong đó Chính phủ đầu tư vào các doanh nghiệp, và doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm dựa trên sự thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp, được cho là không mang lại hiệu quả.
Trong khi đó, tại nhiệm kỳ Chính phủ Tổng thống Moon Jae-in, mô hình kinh tế của Hàn Quốc sẽ bao gồm bốn trọng tâm, được chuyển đổi từ tập trung vào tăng trưởng cao độ sang tăng trưởng ổn định, từ tăng trưởng lấy xuất khẩu làm chủ đạo sang tăng trưởng kinh tế lấy thu nhập làm chủ đạo, tăng trưởng không tạo việc làm thành tăng trưởng tạo việc làm.
Chính phủ mới đang nỗ lực tạo nhiều việc làm, đặc biệt trong lĩnh vực công, nhằm nâng cao thu nhập, thúc đẩy tiêu dùng, tạo ra một chu kỳ tuần hoàn tích cực trong nền kinh tế. Chiến lược tạo thêm việc làm của Tổng thống Moon đặt mục tiêu tạo thêm nhiều việc làm ở khối Nhà nước, từ đó kéo theo sự gia tăng tuyển dụng ở khối tư nhân.
Để làm được điều này, một nguồn ngân sách lớn cần được huy động, và ngân sách bổ sung mà Quốc hội thông qua lần này sẽ là nguồn tài chính được sử dụng để tạo thêm việc làm, còn có thể gọi là “Dự thảo ngân sách bổ sung tạo việc làm”. Dự thảo này đã được thông qua 45 ngày sau nhiều tranh cãi về vấn đề tăng số lượng công chức Nhà nước, điều kiện pháp lý liên quan. Chính phủ Tổng thống Moon Jae-in dự kiến sẽ tiến hành giải ngân một cách hiệu quả nhất và trong thời gian sớm nhất.
Chính phủ cũng đặt trọng tâm vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đưa ra các đối sách kịp thời trước những thay đổi dự kiến sẽ xảy ra với các ngành công nghiệp chủ lực của quốc gia trong cuộc cách mạng này.
Với diễn biến trong thời gian qua, các viện nghiên cứu kinh tế lớn trong nước, các công ty chứng khoán và các tổ chức kinh tế quốc tế cũng đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc. Cụ thể, Công ty chứng khoán Nomura (Nhật Bản) đã điều chỉnh mức triển vọng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc từ 2,4% lên 2,7%.
Theo báo cáo của Trung tâm tài chính quốc tế Hàn Quốc (KCIF), cơ quan chuyên thu thập số liệu dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc từ 10 ngân hàng đầu tư quốc tế, tỷ lệ này đã được nâng 0,1% so với lần dự báo trước đó. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) cũng cho thấy xu hướng sẽ sớm điều chỉnh triển vọng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, càng khẳng định chắc chắn hơn những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Hàn Quốc.
 Nguồn: Minh Đức/thoibaonganhang.vn