menu search
Đóng menu
Đóng

Tổng quan về quan hệ thương mại Việt Nam – Thụy Sỹ trong giai đoạn 2014-2016

09:36 10/04/2017

Vinanet - Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Thụy Sỹ phát triển mạnh trong các năm 2009, 2010 nhưng lại suy giảm đáng kể trong những năm tiếp theo.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Thụy Sỹ phát triển mạnh trong các năm 2009, 2010 nhưng lại suy giảm đáng kể trong những năm tiếp theo. Nguyên nhân chủ yếu khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng mạnh trong thời gian này là do sự gia tăng đột biến xuất khẩu các lô hàng kim loại quý và sản phẩm quý cho các doanh nghiệp Thụy Sỹ.

Đến năm 2011, khi hầu như không còn hiện tượng xuất khẩu kim loại quý & sản phẩm kim loại quý của các doanh nghiệp Việt Nam cho các doanh nghiệp Thụy Sĩ thì trao đổi thương mại giữa 2 quốc gia lại trở lại trạng thái vốn có. Tổng trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Sỹ giảm mạnh trong các năm tiếp theo với cán cân thương mại thâm hụt nghiêng về phía Việt Nam.

Năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Sỹ đạt 1,09 tỷ USD, tăng mạnh 64,2% so với năm 2014 nhưng lại giảm 58,7% so với năm 2010. Trong đó xuất khẩu đạt 593 triệu USD, tăng 157,8% và nhập khẩu đạt gần 503 triệu USD, tăng 14,9% so với năm trước. Với kết quả này, Việt Nam đã quay trở lại xuất siêu 90 triệu USD sau nhiều năm đối mặt với tình trạng thâm hụt thương mại trong buôn bán trao đổi hàng hóa với quốc gia Tây Âu này.

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại Việt Nam – Thụy Sỹ năm 2010 và trong giai đoạn 2014-2016

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Số liệu thống kê trong Bảng 1 dưới đây ghi nhận trong năm 2016, Thụy Sĩ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 34 của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi đó ở chiều ngược lại Thụy Sĩ là nguồn hàng nhập khẩu lớn thứ 27 của các doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy, tính tổng thể trong năm 2016 Thụy Sĩ là đối tác thương mại lớn thứ 34 của Việt Nam, giảm 4 bậc so với năm 2015 và giảm 6 bậc so với năm 2014.

Bảng 1: Thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhậpk hẩu giữa Việt Nam và Thụy Sỹ năm 2014-2016

 

Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Xuất nhập khẩu

Thứ hạng trong tổng số các thị trường của Việt Nam

45

31

40

51

30

38

33

27

34

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Thụy Sĩ các mặt hàng công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến và tiêu dùng, cụ thể như: nhóm hàng đá quý, kim loại quý & sản phẩm; phương tiện vận tải và phụ tùng, hàng thủy sản, máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng, giày dép các loại…

Bảng 2: Thống kê kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Thụy Sỹ trong giai đoạn 2014-2016

Stt

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

N 2014

N 2015

N 2016

1

Đá quý, kim loại quý & SP

55,41

21,14

329,15

2

Phương tiện vận tải và PT

0,99

39,44

78,78

3

Hàng thủy sản

66,40

35,77

38,71

4

Máy móc thiết bị, dụng cụ &PT

28,62

26,60

24,47

5

Giày dép các loại

19,86

18,45

18,43

6

Điện thoại các loại và linh kiện

10,75

26,64

18,02

7

Dầu thô

-

-

14,80

8

Máy vi tính sản phẩm điện từ & LK

9,18

8,99

14,61

Nguồn: Tổng cục hải quan

Số liệu thống kê năm 2014 của Tổng cục Hải quan ghi nhận chiếm tỷ trọng trên 85% kim ngạch nhập khẩu từ Thụy Sĩ là các mặt hàng như máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, dược phẩm & nguyên phụ liệu dược phẩm; sản phẩm hoá chất; sản phẩm chất dẻo.

Bảng 3: Thống kê kim ngạch một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ thị trường Thụy Sỹ giai đoạn 2009-2014

Stt

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

N 2014

N 2015

N 2016

1

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, PT khác

130,64

163,08

176,32

2

Dược phẩm

95,08

122,03

117,31

3

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

26,94

26,10

42,51

4

Sản phẩm hóa chất

5,07

13,60

27,98

5

Sản phẩm từ cao su

1,26

1,05

12,61

6

Sản phẩm từ chất dẻo

11,00

12,04

12,07

7

Sản phẩm từ sắt thép

7,82

8,48

10,58

8

Sữa và sản phẩm sữa

6,39

13,28

8,23

9

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

4,69

4,80

6,62

10

Nguyên phụ liệu dược phẩm

2,72

1,60

5,97

Nguồn: custom.gov.vn