Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.245 VND/USD (giảm 7 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 VND/USD và bán ra ở mức 23.650 VND/USD (không đổi so với hôm qua).
Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch từ 22.548 - 23.942 VND/USD. Tại các ngân hàng thương mại trong nước hôm nay giá mua - bán USD được công bố như sau: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.200 – 23.410 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng cả 2 chiều mua bán so với hôm qua. Ngân hàng ACB niêm yết 23.235 – 23.405 VND/USD, giảm 25 đồng cả giá mua và giá bán.
Đông Á niêm yết 23.270 - 23.390 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng giá mua nhưng không đổi giá bán.
Ngân hàng VPbank giá USD được niêm yết 23.230– 23.430 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi cả 2 chiều mua bán.
Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.220 - 23.420 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi giá mua nhưng tăng 10 đồng giá bán.
Sacombank niêm yết 23.235 - 23.415 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 6 đồng cả giá mua và giá bán.
Tại Vietinbank, niêm yết 23.223 - 23.413 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 2 đồng cả giá mua và giá bán.
BIDV niêm yết 23.245 - 23.425 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 5 đồng cả 2 chiều mua bán.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.330 đồng/USD và bán ra 23.380 đồng/USD, giảm 40 đồng cả 2 chiều mua bán so với hôm qua.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay cập nhật lúc 14h30 có 2 ngoại tệ tăng giá, 13 giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 1 ngoại tệ tăng giá và 21 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 12/5/2020
ĐVT: đồng
Tên ngoại tệ
|
Mã ngoại tệ
|
Mua Tiền mặt
|
Mua chuyển khoản
|
Bán ra
|
Đô la Úc
|
AUD
|
14.817,30 (-154,02)
|
14.920,42 (-153,47)
|
15.362,50 (-150,60)
|
Đô la Canada
|
CAD
|
16.363,98 (-111,73)
|
16.473,28 (-113,32)
|
16.814,06 (-115,36)
|
Franc Thuỵ Sĩ
|
CHF
|
23.431,53 (-20,02)
|
23.759,25 (-44,51)
|
24.109,43 (-30,17)
|
Nhân Dân Tệ
|
CNY
|
3.220,54 (-8,38)
|
3.243,77 (-4,62)
|
3.350,38 (-4,43)
|
Krone Đan Mạch
|
DKK
|
0
|
3.327,31 (-7,74)
|
3.488,80 (-8,47)
|
Euro
|
EUR
|
24.895,16 (-64,13)
|
25.002,01 (-64,42)
|
25.599,42 (-65,84)
|
Bảng Anh
|
GBP
|
28.345,25 (-136,76)
|
28.536,91 (-159,15)
|
29.036,84 (-142,29)
|
Đô la Hồng Kông
|
HKD
|
2.815,86 (-0,06)
|
2.966,87 (-0,32)
|
3.062,49 (+0,12)
|
Rupee Ấn Độ
|
INR
|
0
|
306,33 (-1,65)
|
318,35 (-1,71)
|
Yên Nhật
|
JPY
|
212,70 (-0,60)
|
214,45 (-0,73)
|
219,43 (-0,87)
|
Won Hàn Quốc
|
KRW
|
16,92 (-0,09)
|
18,10 (-0,07)
|
20,41 (-0,08)
|
Kuwaiti dinar
|
KWD
|
0
|
75.286,32 (-56,68)
|
78.240,02 (-58,87)
|
Ringit Malaysia
|
MYR
|
5.050,07 (+3,41
|
5.283,84 (-9,23)
|
5.554,78 (-3,34)
|
Krone Na Uy
|
NOK
|
0
|
2.198,10 (-22,17)
|
2.313,32 (-23,24)
|
Rúp Nga
|
RUB
|
0
|
301,27 (-2,01)
|
359,36 (-2,13)
|
Rian Ả-Rập-Xê-Út
|
SAR
|
0
|
6.195,33 (-1,01)
|
6.438,39 (-1,05)
|
Krona Thuỵ Điển
|
SEK
|
0
|
2.309,28 (-21,17)
|
2.424,36 (-21,76)
|
Đô la Singapore
|
SGD
|
16.214,96 (-48,03)
|
16.312,32 (-49,39)
|
16.628,36 (-51,35)
|
Bạc Thái
|
THB
|
665,71 (+0,09)
|
709,21 (+0,37)
|
752,36
|
Đô la Mỹ
|
USD
|
23.232,25 (-2)
|
23.247,88 (-3,88)
|
23.413,50 (-2)
|
Kip Lào
|
LAK
|
0
|
2,26
|
2,56
|
Ðô la New Zealand
|
NZD
|
13.962 (-97)
|
14.024 (-106,20)
|
14.337,33 (-87,33)
|
Đô la Đài Loan
|
TWD
|
706,89 (-1,05)
|
783,54 (+0,85)
|
826,90 (-0,60)
|
|
Ind
|
0
|
1,58
|
0
|
Riêl Campuchia
|
KHR
|
0
|
5
|
5
|
Peso Philippin
|
PHP
|
0
|
456
|
485
|
|
ZAR
|
0
|
1.582 (+1)
|
1.986
|
Tỷ giá USD thế giới tăng cao
USD Index tăng 0,51% lên 100,280 điểm vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,02% lên 1,0808. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,05% xuống 1,2329. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,07% xuống 107,59.
Tỷ giá USD đã tăng khi các nhà đầu tư lo ngại sự phục hồi kinh tế có thể chậm hơn so với kì vọng, do đó chuyển hướng sang các loại tài sản an toàn. Giới giao dịch cũng tỏ ra lo lắng về nguy cơ xảy ra làn sóng lây nhiễm COVID-19 lần thứ hai khi nhiều quốc gia trên thế giới dỡ bỏ các lệnh hạn chế và cách li.
Ngày 11/5, Đức cho biết các trường hợp nhiễm COVID-19 đang gia tăng theo cấp số nhân sau những bước đầu tái khởi động nền kinh tế tại nước này. Hàn Quốc cũng chứng kiến số lượng các ca nhiễm mới tăng lên mức cao nhất trong một tháng. Trong khi đó, Nhật Bản có thể cho phép chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở nhiều khu vực trong tuần này, và New Zealand cho biết họ có khả năng sẽ giảm bớt các lệnh hạn chế vào thứ Năm (14/5). Anh cũng đã lên kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế.
Một số tài sản rủi ro bao gồm chứng khoán Mỹ đã được thúc đẩy vào tuần trước vì sự lạc quan về tình hình phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, Joe Manimbo, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp của Western Union Business Solutions, cho rằng tâm lí này khó có thể kéo dài. Theo ông Manimbo, báo cáo việc làm của Mỹ cho thấy sự tụt dốc kỉ lục với hơn 20 triệu người bị mất việc, đẩy tỉ lệ thất nghiệp lên gần 15% - mức cao nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Bên cạnh đó, dự đoán tỉ lệ thất nghiệp có thể lên tới 20% trong những tháng tới đã làm giảm hi vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới trong nửa cuối năm nay, từ đó củng cố sức mạnh của đồng bạc xanh.
Trong tuần này, thị trường đang chờ đợi bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, về vấn đề lạm phát, dữ liệu chi tiêu thất nghiệp và doanh số bán lẻ. Ngoài ra, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng thu hút sự quan tâm của giưới đầu tư. Một cuộc gọi hòa giải giữa các nhà đàm phán thương mại Washington và Bắc Kinh vào ngày 8/5 đã làm dịu những lo ngại về một đợt áp thuế quan mới của Mỹ đối với Trung Quốc. Mặc dù vậy, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đang suy nghĩ về việc liệu có nên chấm dứt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai quốc gia hay không, theo Reuters.
Nguồn:VITIC