menu search
Đóng menu
Đóng

Tỷ giá ngoại tệ ngày 24/8/2021: USD tại ngân hàng và thị trường tự do tăng nhẹ

10:44 24/08/2021

Hôm nay, tỷ giá trung tâm, tỷ giá tham khảo giảm so với hôm qua, nhưng tỷ giá USD của đa số các ngân hàng và giá USD trên thị trường tự do tăng nhẹ, tỷ giá USD thế giới giảm.

Tỷ giá USD trong nước                                                                  

Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức 23.165 VND/USD (giảm 12  đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 22.750 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 23.810VND/USD (giảm 12  đồng so với hôm qua).

Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.050 đồng/USD và bán ra 23.150 đồng/USD, giá mua và giá bán cùng tăng 10  đồng so với hôm qua.

Tỷ giá USD ngày 24/8/2021

đồng/USD

Tỷ giá ngoại tệ ngày 24/8/2021: USD tại ngân hàng và thị trường tự do tăng nhẹ

Tỷ giá Euro ngày 24/8/2021

đồng/Euro

Tỷ giá ngoại tệ ngày 24/8/2021

đồng

T giá USD thế gii gim

USD Index giảm 0,55% xuống 92,990 ghi nhận lúc 06h45 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,01% lên 1,1745. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,06% lên 1,3725. Tỷ giá USD so với yen Nhật đạt 109,68.

Theo Reuters, tỷ giá USD có chiều hướng giảm trước bối cảnh dữ liệu kinh tế yếu kém cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khó có thể từ bỏ chính sách kích thích tiền tệ trong ngắn hạn.

Cụ thể, công ty dữ liệu IHS Markit chỉ ra tăng trưởng hoạt động kinh doanh của Mỹ đã chững lại trong tháng thứ 3 liên tiếp do hạn chế về năng lực, thiếu hụt nguồn cung và biến thể Delta COVID-19 lây lan nhanh chóng đã làm suy yếu đà phục hồi kinh tế.

Tuần trước, USD Index đã đạt mức cao nhất trong 9 tháng khi các nhà đầu tư tin tưởng Fed sẽ bắt đầu thu hẹp các chính sách hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, Robert Kaplan, chủ tịch Fed tại Dallas, đã làm giảm những kỳ vọng đó khi tuyên bố rằng kế hoạch thắt chặt tiền tệ cần được xem xét lại trong trường hợp dịch COVID-19 tiếp tục tác động xấu đến nền kinh tế.

Các loại tiền tệ rủi ro hơn, bao gồm đồng krone Na Uy và đô la Canada là một trong những đối tượng được hưởng lợi chính từ sự suy yếu của đồng bạc xanh. Cả hai loại tiền tệ này đều tăng hơn 1% so với đồng tiền của Mỹ. Ngoài ra, đồng đô la Canada cũng được hỗ trợ nhờ giá dầu phục hồi sau chuỗi 7 ngày giảm. Giá dầu thô quốc tế Brent tăng 5,5% lên 68,76 USD/thùng với phiên tăng mạnh nhất trong ngày kể từ cuối tháng 3.

Ông Moya cho rằng đồng đô la Canada có thể sẽ trở lại mốc 1,25 USD và ổn định trong phạm vi đó. Bên cạnh đó, đồng đô la Úc cũng là một trong những đồng tiền tăng giá mạnh so với đồng bạc xanh sau khi Thủ tướng Scott Morrison cho biết người dân nước này phải bắt đầu học cách sống chung với COVID-19 khi đạt được các mục tiêu tiêm chủng.

Đồng đô la New Zealand tăng 0,7% lên 0,6874 USD, vẫn ở gần mức thấp nhất trong nửa tháng trước tình hình các lệnh phong tỏa được ban bố trên khắp quốc gia để ngăn chặn sự bùng phát của chủng virus Delta.

Trong một diễn biến khác, đồng euro tăng lên mức đỉnh trong 3 ngày so với USD sau khi dữ liệu cho thấy kinh doanh khu vực liên mình châu Âu tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng này mặc dù nhiều nhà đầu tư do lo ngại các chủng virus COVID-19 mới có thể dẫn đến tình trạng giãn cách xã hội. Trên thị trường tiền điện tử, giá Bitcoin đã có lần đầu tiên vượt mốc 50.000 USD kể từ giữa tháng 5, sau đó giảm nhẹ xuống mốc 49.875,87 USD.

Nguồn:VITIC