menu search
Đóng menu
Đóng

Tỷ giá USD ngày 4/1/2023 trong xu hướng tăng

10:22 04/01/2023

Hôm nay, tỷ giá trung tâm giảm so với hôm qua, nhưng giá bán USD trên thị trường tự do và giá USD tại các ngân hàng Thương mại lại tăng.

Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức 23.603 VND/USD (giảm 3 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 24.450 VND/USD (không đổi) và bán ra ở mức 24.780 VND/USD (không đổi).
Tỷ giá USD hôm nay tại đa số các ngân hàng Thương mại tăng so với hôm qua. Ngân hàng Á Châu giảm 100 đồng giá mua và giảm 30 đồng giá bán xuống mức 23.300 – 23.800 VND/USD. Ngân hàng VPBank tăng 25 đồng cả giá mua và giá bán lên mức 23.365 – 23.675 VND/USD. Ngân hàng Đông Á tăng 10 đồng giá mua và tăng 20 đồng giá bán lên mức 23.400 – 23.700 VND/USD. Vietcombank tăng 10 đồng cả giá mua và giá bán lên mức 23.350 – 23.700 VND/USD. Ngân hàng BIDV tăng 20 đồng cả giá mua và giá bán lên mức 23.410 – 23.690 VND/USD
Giá mua USD hiện nằm trong khoảng từ 23.300 – 23.424 VND/USD, còn bán ra 23.636 –23.800 VND/USD. Trong đó, Ngân hàng HSBC vừa có giá mua USD cao nhất vừa có giá bán USD thấp nhất so với các ngân hàng khác.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.700 đồng/USD (giảm 10 đồng) và bán ra 23.800 đồng/USD (tăng 30 đồng so với hôm qua).
Tỷ giá USD ngày 4/1/2023
ĐVT: đ/USD

Tỷ giá USD ngày 4/1/2023 trong xu hướng tăng

USD thế giới tiếp tục tăng
USD Index đóng cửa ở mức 104,65 theo ghi nhận lúc 7h (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,11% ở mức 1,0562. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,20% ở mức 1,1991. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,05% ở mức 130,95.
Theo Investing, đồng USD đã tăng mạnh vào hôm qua trước dữ liệu kinh tế quan trọng của tuần. Sau đó, thông tin PMI sản xuất của Mỹ cho tháng 12 đã cho thấy lĩnh vực này vẫn đang trong vùng thu hẹp. Tuy nhiên, hầu hết mọi sự chú ý sẽ đổ dồn vào biên bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào hôm nay và dữ liệu việc làm của Mỹ vào cuối tuần để đưa ra những suy nghĩ ban đầu về lãi suất trong năm mới.
Fed đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng trước, giảm quy mô sau khi thực hiện bốn lần tăng 75 điểm cơ bản liên tiếp, nhưng vẫn phát tín hiệu Fed có thể cần giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn để chế ngự lạm phát. Trong khi đó, đồng yen đã quay trở lại mức tăng sau khi tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng so với USD sau quyết định của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vào tháng trước về việc tăng trần lãi suất trái phiếu. Cùng với đó, một báo cáo của Nikkei cuối tuần trước đã cho thấy BOJ đang xem xét nâng dự báo lạm phát vào tháng 1. Thống đốc Haruhiko Kuroda đã bác bỏ khả năng thoát khỏi chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo trong thời gian ngắn, nhưng BOJ đã buộc phải hỗ trợ đồng yen vào cuối năm ngoái khi đồng này suy yếu xuống mức thấp nhất trong 32 năm so với USD khi Fed mạnh tay thắt chặt để chống lạm phát. Bên cạnh đó, đồng euro giảm giá trước khi dữ liệu lạm phát chính của Đức được công bố, dự kiến cho thấy mức lạm phát hàng năm giảm xuống 9,1% trong tháng 12 từ mức 10% của tháng trước. Tuy nhiên, giá thực phẩm - phần lớn nhất trong chi tiêu hàng tháng của nhiều gia đình - tăng thêm 0,5%, khiến lạm phát tăng 13,8% trong năm. Đáng lo ngại hơn, chỉ số CPI tổng thể (không có giá thực phẩm và năng lượng) đã tăng 1%, đẩy thước đo lạm phát cốt lõi hàng năm lên 4,9% từ 4,6%. 

Nguồn:Vinanet/VITIC