menu search
Đóng menu
Đóng

Australia chi 60 tỷ USD mua dầu để lưu trữ trong kho dự trữ của Mỹ

14:33 23/04/2020

Vinanet - Hôm 22/4 Australia khẳng định chi 94 triệu AUD (59 triệu USD) để xây dựng kho dự trữ dầu khẩn cấp, lần đầu tiên mua dầu để chứa ở Kho Dầu mỏ Chiến lược (SPR) của Mỹ khi tận dụng giá dầu rẻ ở mức thấp nhất 21 năm.
Bộ trưởng Năng lượng Angus Taylor cho biết các bể chứa cửa Australia đã đầy và quốc gia này cần tăng dự trữ để đáp ứng quy định an toàn nhiên liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), vì thế họ sử dụng công suất còn lại trong kho dự trữ của chính phủ Mỹ.
Với giá dầu thô WTI của Mỹ giao dịch khoảng 11 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 12/1998, Australia có thể tăng hơn 5 triệu thùng dầu thô, để hỗ trợ các nhà sản xuất Mỹ bị ảnh hưởng của nhu cầu sụt giảm.
Taylor cho biết tại một hội nghị truyền thông trên truyền hình tại Canberra “đây là cơ hội duy nhất để bắt đầu xây dựng dự trữ nhiên liệu vì chúng ta đang thấy giá dầu thấp nhất trong lịch sử”.
Australia đã gần hoàn tất một thỏa thuận thông báo trong tháng 3/2020 với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump để thuê kho chứa SPR, với công suất khoảng 77 triệu thùng trái ngược với kho chứa thương mại đang đầy lên nhanh chóng.
Sushant Gupta, giám đốc nghiên cứu về lọc dầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Wood Mackenzie “đây chắc chắn là cơ hội vàng cho bất kỳ quốc gia này phải tăng dự trữ dầu mỏ chiến lược”. Thời gian thuê ban đầu của Australia sẽ là 10 năm.
Các quốc gia thành viên của IEA được yêu cầu dữ dự trữ dầu mỏ khẩn cấp tương đương 90 ngày nhập khẩu ròng. Tính tới tháng 2/2020, Australia giữ 56 ngày nhập khẩu ròng theo định nghĩa chuẩn và 81 ngày tính cả dầu trên đường tới Australia.
Ông Taylor cho biết các cơ sở dự trữ thương mại tại Australia đã đầy khi 4 nhà máy lọc dầu vẫn đang hoạt động, bắt chấp cắt giảm sản lượng trong bối cảnh nhu cầu xăng, nhiên liệu bay và dầu diesel sụt giảm.
Trong dài hạn, ông cho biết ông đang bàn với 4 nhà máy lọc dầu Australia về việc chứa nhiên liệu trong nước hơn là tại Mỹ để đáp ứng quy định của IEA.
Các chủ sở hữu của 4 nhà máy lọc dầu Australia – Exxon Mobil, BP Plc, Caltex Australia và Viva Energy – không bình luận về cuộc thảo luận nào với chính phủ.
 

Nguồn:VITIC/Reuters