Đồng USD mạnh lên sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu toàn cầu bởi nó khiến cho dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.
Giá dầu Brent giao tháng 6 giảm 37 cent, tương đương 0,4%, ở mức 82,76 USD/thùng. Dầu thô Mỹ giao tháng 5 giảm 28 US cent, tương đương 0,35%, giao dịch ở mức 78,88 USD/thùng.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm 4,6 triệu thùng trong tuần trước do nhà máy lọc dầu hoạt động và xuất khẩu tăng, trong khi tồn kho xăng bất ngờ tăng do nhu cầu giảm.
Tồn trữ dầu thô giảm mạnh hơn nhiều so với ước tính 1,1 triệu thùng của các nhà phân tích và ước tính của Viện Dầu khí Mỹ vào cuối ngày thứ Ba là 2,7 triệu thùng.
Về phía nguồn cung, lượng dầu từ các cảng phía tây của Nga trong tháng 4 có thể tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2019, trên 2,4 triệu thùng/ngày.
Vào thứ Tư (19/4), giá dầu giảm khoảng 2% xuống mức thấp nhất trong hai tuần mặc dù tồn kho dầu thô của Mỹ giảm mạnh, do đồng USD mạnh lên do lo ngại rằng các đợt tăng lãi suất của Fed có thể hạn chế nhu cầu năng lượng ở nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, cho biết: “Dầu thô WTI đã quay trở lại dưới mức 80 USD/thùng và giá có thể tiếp tục giảm xuống nếu giao đồng USD mạnh trở lại”.
Nguồn:VITIC/Reuter