menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất trong ba năm

09:05 17/10/2021

Giá dầu ổn định ở mức cao nhất trong ba năm, trên 85 USD/thùng vào thứ Sáu (15/10), được thúc đẩy bởi dự báo thâm hụt nguồn cung trong vài tháng tới, khi việc nới lỏng các hạn chế đi lại đã thúc đẩy nhu cầu.
 
Dầu thô Brent giao sau tăng 86 cent, tương đương 1%, ở mức 84,86 USD/thùng, sau khi đã có lúc đạt mức cao nhất vào cùng phiên là trên 85 USD/thùng, đạt mức tăng hàng tuần 3%, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2018.
Giá dầu thô Mỹ (WTI) tăng 97 cent, tương đương 1,2% lên 82,28 USD/thùng, tăng 3,5% trong tuần.
Nhu cầu đã tăng lên nhờ sự phục hồi từ đại dịch COVID-19, với sự thúc đẩy hơn nữa từ các nhà máy phát điện, những người đã chuyển từ khí đốt và than sang nhiên liệu dầu và diesel.
Yếu tố hỗ trợ giá dầu trong phiên này là việc Nhà Trắng cho biết họ sẽ dỡ bỏ các hạn chế đi lại COVID-19 đối với các công dân nước ngoài đã được tiêm phòng đầy đủ có hiệu lực từ ngày 8 tháng 11, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu máy bay.
Trong khi đó, sự sụt giảm mạnh trong kho dự trữ dầu tại Mỹ và các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế được cho là sẽ khiến nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt.
Nhà phân tích thị trường cấp cao Edward Moya của công ty môi giới đầu tư OANDA cho biết sẽ cần một số sự kiện đồng thời xảy ra để làm trật nhịp đà tăng giá dầu hiện tại. Chúng bao gồm OPEC + bất ngờ tăng sản lượng, thời tiết ấm áp ở Bắc Bán cầu và nếu chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden khai thác nguồn dự trữ dầu chiến lược.
Các công ty năng lượng của Mỹ trong tuần này đã bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên trong tuần thứ sáu liên tiếp khi giá dầu thô tăng cao đã thúc đẩy các nhà khoan quay trở lại.
Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co BKR.N cho biết số lượng giàn khoan dầu và khí đốt của Mỹ, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã tăng 10 lên 543 trong tuần tính đến ngày 15 tháng 10, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế hôm thứ Năm cho biết cuộc khủng hoảng năng lượng dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu thêm 500.000 thùng mỗi ngày (bpd).

Giá  khí tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm gần 5%

Hợp đồng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Mỹ giảm gần 5% vào thứ Sáu.

Xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ tăng chậm nhưng ổn định khi các công ty tiện ích ở châu Âu và châu Á cạnh tranh để lấp đầy lượng khí tồn kho trước mùa sưởi ấm mùa đông và dự báo nhu cầu sưởi ấm của Mỹ sẽ tăng trong hai tuần nữa do thời tiết bắt đầu lạnh hơn.

Các nhà phân tích dự báo tồn kho khí LNG của Mỹ sẽ đạt mức cao nhất 3,5 nghìn tỷ feet khối (tcf) khi bắt đầu mùa sưởi ấm vào tháng 11. Ở châu Âu, các nhà phân tích cho biết lượng dự trữ thấp hơn khoảng 15% so với mức bình thường vào thời điểm này trong năm.

Hợp đồng khí LNG giao sau tháng giảm 27,7 cent, tương đương 4,9% xuống còn 5,410 USD/mmBtu, mức đóng cửa thấp nhất kể từ ngày 11/10.

Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí ở 48 tiểu bang của Mỹ đã tăng lên mức trung bình 92,0 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tháng 10 từ mức 91,1 bcfd vào tháng 9. Con số đó so với kỷ lục hàng tháng là 95,4 bcfd vào tháng 11 năm 2019.

Theo dữ liệu từ Baker Hughes, các công ty khoan dầu trong tuần này đã bổ sung thêm 12 giàn khoan dầu nhưng cắt giảm một giàn khoan khí, khiến số lượng giàn khoan khí đốt giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8 mặc dù giá khí đốt của Mỹ đã tăng khoảng 30% kể từ đó.

Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 85,0 bcfd trong tuần này lên 85,2 bcfd trong tuần tới và 88,9 bcfd trong hai tuần khi thời tiết chuyển mùa mát mẻ hơn.

Refinitiv cho biết lượng khí đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Mỹ đã giảm từ mức trung bình 10,4 bcfd trong tháng 9 xuống 10,3 bcfd cho đến nay vào tháng 10/2021.

Giá LNG Châu Á tăng do nhu cầu của Trung Quốc ở mức cao

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở châu Á tiếp tục tăng trong tuần này do giá khí đốt ở châu Âu tăng cao, thúc đẩy sự cạnh tranh từ người mua ở châu Á, trong khi nhu cầu từ người mua hàng đầu là Trung Quốc.

Các nguồn tin trong ngành cho biết, giá LNG trung bình giao tháng 11 tại Đông Bắc Á đạt 38,50 USD/mmBtu, tăng 1,50 USD so với tuần trước.

Giá giao hàng trong tháng 12 đạt 38,40 USD/mmBtu.

Đối mặt với tình trạng khủng hoảng điện đang diễn ra, trong bối cảnh thiếu than cho sản xuất điện, Trung Quốc là một trong những khách hàng mua lớn khí LNG. Nhập khẩu khí đốt tự nhiên trong tháng 9 của nước này đạt 10,62 triệu tấn, cao hơn 22,6% so với mức cùng kỳ năm trước.

Nguồn:VITIC/Reuters