menu search
Đóng menu
Đóng

Giá dầu thế giới tăng trong phiên chiều 4/11

15:49 04/11/2022

Giá dầu thế giới tăng khi đồng USD giảm và nỗi lo về nguồn cung vẫn kéo dài, mặc dù lo ngại suy thoái và bùng phát COVID của Trung Quốc vẫn kìm đà tăng giá.
 
Dầu thô Brent giao sau tăng 1,84 USD, tương đương 1,9%, lên 96,51 USD/thùng. Giá dầu thô Mỹ (WTI) tăng 1,94 USD, tương đương 2,2%, ở mức 90,11 USD/thùng.
Cả hai loại dầu đều tăng khi đồng USD giảm giá. Đồng USD yếu hơn sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ vì nó làm cho hàng hóa trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Trong khi những lo ngại về nhu cầu đè nặng lên thị trường, nguồn cung vẫn được cho là sẽ eo hẹp, với sự sụt giảm trong kho dự trữ dầu thô của Mỹ. Thông tin kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm khoảng 3,1 triệu thùng trong tuần trước.
Với việc lượng dầu dự trữ của Mỹ vẫn ở mức thấp đối với hầu hết các sản phẩm, giới phân tích lo lắng rằng việc kế hoạch mở bán từ các kho dự trữ chiến lược của nước này sắp kết thúc sẽ loại bỏ một nguồn cung cho thị trường và càng khiến tình hình thêm khó khăn.
Các nhà phân tích của ANZ đã chỉ ra những dấu hiệu về nhu cầu yếu hơn ở châu Âu và Mỹ với lưu lượng giao thông giảm và Amazon cảnh báo về doanh số bán hàng yếu, điều này có thể làm giảm nhu cầu đối với sản phẩm dầu.
Trung Quốc vẫn tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về COVID-19 khi các các nhiễm tăng vào thứ Năm lên mức cao nhất kể từ tháng Tám.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng 7%
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ tăng khoảng 7% lên mức cao nhất trong ba tuần vào thứ Sáu, khi kết thúc một tuần giao dịch biến động do dự báo thời tiết lạnh hơn nhiều và nhu cầu sưởi ấm vào giữa tháng 11 cao hơn so với dự kiến trước đó.
Các nhà phân tích tại công ty tư vấn năng lượng Gelber & Associates cho biết thị trường tập trung vào nhiệt độ dưới mức trung bình trên khắp nước Mỹ vào khoảng giữa tháng 11, điều này sẽ làm tăng nhu cầu về khí đốt làm nhiên liệu sưởi ấm".
Freeport LNG cho biết họ vẫn hy vọng nhà máy xuất khẩu 2,1 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) sẽ hoạt động trở lại ít nhất một phần vào đầu đến giữa tháng 11 sau khi ngừng hoạt động.
Hợp đồng khí đốt đã tăng 42,5 cent, tương đương 7,1%, lên mức 6,400 USD//(mmBtu), mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 14 tháng 10, sau tăng giá 12% vào thứ Hai, giảm 10% vào thứ Ba, tăng 10% vào thứ Tư và giảm 5% vào thứ Năm.
Trong tuần, hợp đồng này đã tăng 13% sau khi tăng 15% vào tuần trước.
Trên thị trường giao ngay, thời tiết ôn hòa và nhu cầu sưởi ấm thấp đã gây áp lực lên giá khí đốt vào thứ Sáu ở Đông Bắc Mỹ.
Nhìn chung, giá khí đốt kỳ hạn đã tăng khoảng 72% từ đầu năm đến nay do giá khí đốt toàn cầu cao và do nguồn cung bị gián đoạn.
Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt trung bình ở 48 tiểu bang của Mỹ đã giảm xuống 98,1 bcfd cho đến nay trong tháng 11, giảm từ mức kỷ lục 99,4 bcfd trong tháng 10.
Với tiết lạnh hơn theo mùa, Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ tăng từ 97,6 bcfd trong tuần này lên 100,1 bcfd vào tuần tới và 119,0 bcfd trong hai tuần.
Lượng khí đốt trung bình đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Mỹ tăng lên 11,4 bcfd cho đến nay trong tháng 11, tăng từ 11,3 bcfd trong tháng 10.
Con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục hàng tháng là 12,9 bcfd trong tháng 3 chủ yếu do sự cố ngừng hoạt động đang diễn ra tại Freeport.

Nguồn:VITIC/Reuter