menu search
Đóng menu
Đóng

Giá xăng dầu thế giới tháng 11/2021 giảm

08:25 28/11/2022

Thị trường xăng dầu thế giới tháng 11/2022 biến động mạnh, giá tăng trở lại trong nửa tuần đầu tháng.
- Theo số liệu của OPEC, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2022 tăng 0,7 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 101,5 thùng/ngày.
- Dự báo giá dầu thô sẽ dao động quanh mức 70-80 USD/thùng trong tháng 12/2022.
- Theo OPEC, nhu cầu dầu thô trên thế giới năm 2022 tăng thêm 2,64 triệu thùng/ngày so với năm 2021, lên trung bình 99,67 triệu thùng/ngày.
- Nguồn cung dầu của các nước ngoài OPEC năm 2022 tăng 1,9 triệu thùng/ngày so với năm 2021, đạt 65,5 triệu thùng/ngày.
Thị trường xăng dầu thế giới tháng 11/2022 biến động mạnh, giá tăng trở lại trong nửa tuần đầu tháng. Ngày 4/11 dầu Brent tăng lên 98,57 USD/tấn và dầu thô Mỹ (WTI) đạt 92,61 USD/thùng; giá xăng RON92 đạt 93,91 USD/thùng, so với cuối tháng 10, giá xăng dầu tăng khoảng 5-7%; sau đó giá xăng dầu giảm trở lại.
Trong tháng 11/2022, giá dầu WTI giảm khoảng 11%; dầu Brent giảm 9% và xăng RON 92 tại thị trường Singapore giảm 3%. Tính chung từ đầu năm đến cuối tháng 11/2022 giá dầu thô Mỹ (WTI) và xăng RON 92 giảm 1-2%; giá dầu Brent tăng 8%.
Những yếu tố tác động giảm giá dầu trong tháng 11/2022:
Nhu cầu tại quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới Trung Quốc vẫn bị đình trệ bởi các hạn chế liên quan tới đại dịch COVID-19, trong khi các ngân hàng trung ương cam kết sẽ tiếp tục tăng lãi suất để khống chế lạm phát đã nâng đỡ đồng USD đi lên, khiến hàng hóa định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư.
Niềm tin đã trở nên mong manh khi tất cả các số liệu kinh tế của các nước lớn gần đây đều đánh đi tín hiệu về một kịch bản suy thoái, đặc biệt là tại Anh và Khu vực đồng euro (Eurozone). Bên cạnh đó, những bình luận cứng rắn từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng làm dấy lên lo ngại về triển vọng của kinh tế Mỹ.
Nguồn cung dầu thô khan hiếm ở châu Âu đã giảm bớt, khi các nhà máy lọc dầu đẩy mạnh dự trữ khi lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu đối với dầu thô của Nga có hiệu lực vào ngày 5/12 tới, gây áp lực lên các thị trường dầu thô trên khắp châu Âu, châu Phi và Mỹ.
Nhóm bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) xem xét việc áp mức giá trần đối với dầu của Nga cao hơn mức thị trường hiện tại. Mức giá trần đó vẫn sẽ mang lại lợi nhuận cho nước này và giúp ngăn chặn tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường toàn cầu. Hiện dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất của Nga, đáp ứng khoảng 10% nguồn cung toàn cầu.
Theo số liệu sơ bộ của OPEC, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2022 tăng 0,7 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 101,5 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC trong tháng 10/2022 giảm 210 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 29,49 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô giảm chủ yếu tại Saudi Arabia, Angola và Congo, trong khi sản lượng tăng tại Nigeria và Iraq.
Nguồn cung của khu vực ngoài OPEC
Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC trong năm 2021 (gồm NGL của OPEC) tăng 0,6 triệu thùng/ngày so với năm trước, đạt trung bình 63,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng tăng từ Canada, Nga và Trung Quốc. Sản lượng giảm ở Anh, Brazil, Colombia và Indonesia.
Mỹ: Sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2021 giảm 0,07 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt mức trung bình 11,21 triệu thùng/ngày. Sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ năm 2021 tăng 30 nghìn thùng/ngày lên mức trung bình 5,44 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022, sản lượng dầu thô dự báo trung bình khoảng 11,9 triệu thùng/ngày.
Nga: Sản lượng dầu mỏ của Nga trong tháng 9/2022 tăng 169 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 11,1 triệu thùng/ngày (bao gồm 9,8 triệu thùng thùng/ngày sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ và 1,3 triệu thùng/ngày khí NGL).
Năm 2022 sản lượng dầu mỏ dự báo sẽ tăng thêm 133 nghìn thùng/ngày so với năm trước, đạt mức trung bình 10,9 triệu thùng/ngày.
Nga- nước chiếm khoảng 10% sản lượng dầu toàn cầu, đã và đang thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với nhiều nước châu Á và Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới - nhằm đa dạng hóa điểm đến của năng lượng xuất khẩu, vượt ra khỏi các thị trường truyền thống ở châu Âu.
Na Uy: Sản lượng dầu mỏ của Na Uy trong tháng 9/2022 giảm 170 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,8 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô của Na Uy trong tháng 9/2022 giảm 141 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng NGL và khí ngưng tụ giảm 29 nghìn thùng/ngày trong tháng 9/2022 so với tháng trước, đạt 0,2 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2022, sản lượng dẩu mỏ dự báo sẽ giảm 35 nghìn thùng/ngày đạt trung bình 2,0 triệu thùng/ngày, điều chỉnh giảm chủ yếu là do sản lượng trong quý I và quý II/2022 giảm. Sản lượng sẽ tăng trưởng vào quý IV/2022 khi khởi động các dự án nước ngoài mới như Nova, Hod, Njord Future, Bauge và Fenja-giai đoạn 1. Johan Sverdrup giai đoạn 2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022.
Brazil: Sản lượng dầu thô của Brazil trong tháng 9/2022 tăng 61 nghìn thùng/ngày, đạt trung bình 3,1 triệu thùng/ngày.
Tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của Brazil gồm cả nhiên liệu sinh học trong tháng 9/2022 tăng 62 nghìn thùng/ngày, đạt 3,7 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2022, dự báo nguồn cung nhiên liệu của Brazil tăng 0,1 triệu thùng/ngày đạt trung bình 3,8 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô dự kiến sẽ tăng thông qua hai dự án khởi động mới.
Trung Quốc: Sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc trong tháng 9/2022 tăng 51 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 4,4 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô trong tháng 9/2022 tăng 53 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 4,0 triệu thùng/ngày.
Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 1,15 triệu thùng/ngày trong tháng 10/2022, giảm so với mức xuất khẩu 1,5 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2022 và 1,23 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2022, nhưng vẫn tăng mạnh nhất kể từ tháng 7 năm ngoái.
Các công ty Trung Quốc tăng đầu tư theo chiến lược đã hoạch định để nâng sản lượng dầu. Trong năm 2021, sản lượng dầu mỏ tăng 0,2 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt 4,35 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022, dự báo sản lượng dầu mỏ đạt 4,5 triệu thùng/ngày, tăng 151 nghìn thùng/ngày so với năm 2021.
Canada: Sản lượng dầu mỏ của Canada trong tháng 9/2022 tăng 124 nghìn thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt trung bình 5,8 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô tổng hợp trong tháng 9/2022 đạt 1,1 triệu thùng/ngày, giảm 30 nghìn thùng/ngày so với tháng trước. Sau thời tiết băng giá, các nhà khai thác đã cố gắng tiếp tục hoạt động trở lại.
Nguồn cung dầu của Canada trong năm 2022 tăng 0,2 triệu thùng/ngày so với năm 2021, đạt trung bình 5,6 triệu thùng/ngày. Trong năm 2023 nguồn cung dầu dự báo sẽ tăng 0,2 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 5,8 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu mỏ khu vực ngoài OPEC năm 2021 đạt 63,68 triệu thùng/ngày, tăng 0,7 triệu thùng/ngày so với năm 2020. Dự báo năm 2022 tăng khoảng 1,90 triệu thùng/ngày so với năm 2021, đạt trung bình 65,58 triệu thùng/ngày. Những nước đóng góp vào tăng trưởng nguồn cung trong năm 2022 là Mỹ, Brazil, Canada, Kazakhstan và Na Uy, trong khi sản lượng dầu dự kiến giảm chủ yếu ở Indonesia và Thái Lan.
Nhu cầu
Trung Quốc: Trung Quốc áp dụng chiến lược Không COVID (Zero COVID) đẩy các công ty và người lao động vào nguy cơ đóng cửa nhanh chóng, đóng băng các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tác động mạnh lên nhu cầu dầu ở Trung Quốc. Nhu cầu dầu của Trung Quốc đã phục hồi trong tháng 9/2022, tăng 0,6 triệu thùng/ngày, sau khi giảm 0,45 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2022.
Nhu cầu Naphtha tăng 0,3 triệu thùng/ngày so với năm trước do nhu cầu của ngành công nghiệp hóa dầu tăng. Nhu cầu xăng dầu giảm 0,2 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2022, từ mức giảm 0,29 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2022. Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tiếp tục chậm lại do hạn chế của đại dịch.
Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã phục hồi trong tháng 10/2022, nhập khẩu 10,16 triệu thùng/ngày (bpd), cao nhất kể từ tháng 5 và tăng 14% so với cùng tháng năm 2021.
Trung Quốc tăng cường nhập khẩu nhập khẩu dầu thô để bổ sung kho dự trữ hoạt động cho hai nhà máy lọc dầu mới do giá dầu thấp hơn so với các tháng trước. Nhập khẩu dầu thô cũng được tăng cường nhờ việc cấp thêm hạn ngạch cho các nhà máy lọc dầu độc lập, trong đó Zhejiang Petrochemical Corp được cấp 10 triệu tấn, tương đương khoảng 73 triệu thùng, và ChemChina nhận được khoảng 32 triệu thùng.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và thường là nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc, cũng hạ giá bán chính thức (OSP) cho các lô hàng vận chuyển trong tháng 10, điều này có thể khuyến khích các nhà máy lọc dầu mua thêm dầu. Hạn ngạch bổ sung có thể sẽ thúc đẩy nhập khẩu trong quý IV/2022 khi các nhà máy lọc dầu tăng cường mua hàng để sử dụng đầy đủ lượng phân bổ của họ.
Các ca nhiễm Covid-19 gia tăng tại một số thành phố lớn của Trung đã tác động tới nhu cầu dầu mỏ Trung Quốc năm 2022. Dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2022 chỉ tăng 0,4 triệu thùng/ngày, từ mức tăng 1,0 triệu thùng/ngày trong năm 2021.
Ấn Độ: Nhu cầu dầu của Ấn Độ vẫn duy trì mức tăng trong tháng 9/2022, tăng 0,3 triệu thùng/ngày (6,2%) so với năm trước đó. Nhu cầu xăng dầu được hỗ trợ mạnh bởi kinh tế tăng trưởng kể từ khi nới lỏng các hạn chế Covid-19.
Nhu cầu xăng dầu được thúc đẩy bởi hoạt động, sản xuất kinh doanh các ngành công nghiệp. Thu nhập của người tiêu dùng tăng, thúc đẩy hoạt động du lịch, tổng lưu lượng hành khách hàng không của Ấn Độ (trong nước và quốc tế) tăng.
Trong năm 2022, với dự kiến tăng trưởng kinh tế 7,1% và sẽ nhanh chóng ngăn chặn được biến thể Omicron Covid-19, nhu cầu dầu dự kiến sẽ phục hồi. Lưu lượng giao thông đã tăng trở lại, nhu cầu xăng và dầu diesel sẽ tăng dựa trên triển vọng kinh tế tiếp tục phát triển và nhu cầu về nhiên liệu vận tải. Lĩnh vực công nghiệp phát triển sẽ hỗ trợ cho nhu cầu dầu diesel, LPG và naphtha. Các lễ hội hàng năm trong quý IV/2022 sẽ thúc đẩy nhu cầu xăng dầu.
OECD Châu Âu: Tiêu thụ xăng dầu trong khu vực giảm trong tháng 8/2022 tăng 0,2 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu được thúc đẩy bởi hoạt động hàng không tăng 78,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên hoạt động sản xuất trong khu vực tiếp tục suy yếu do hoạt động kinh tế chậm lại và tỷ lệ lạm phát trong khu vực đồng euro tiếp tục tăng và đã đạt kỷ lục mới vào tháng 9 khi lên đến 10%. Đây cũng là mức cao nhất kể từ khi khu vực đồng tiên chung được thành lập. So với tháng 8, tỷ lệ lạm phát trong tháng 9 đã vượt quá dự đoán của các nhà phân tích, những người đã tính toán mức tăng trưởng chỉ đạt tối đa 9,7%. Trong đó, giá năng lượng đã tăng 2,2% so với tháng trước.
Lạm phát khu vực đồng tiền chung châu Âu cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Năm nay, lần đầu tiên kể từ năm 2011, trước tình hình giá tiêu dùng tăng mạnh, lãi suất cơ bản đã tăng. Vào tháng 9, ngân hàng này đã tăng lãi suất 0,75% lên 1,25%, một mức chưa từng có trong lịch sử.
Dự báo GDP của khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ chậm lại từ tốc độ tăng trưởng 2,0% trong quý 3/2022 xuống còn 0,5% trong quý 4/2022, do ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế chậm lại, căng thẳng địa chính trị, hoạt động sản xuất thương mại ảnh hưởng đến nhu cầu dầu của khu vực.
Triển vọng về nhu cầu dầu mỏ của châu Âu trong quý I/2023 dự kiến sẽ không cải thiện do tăng trưởng GDP của khu vực sẽ giảm. Ngoài ra, giá năng lượng tăng, căng thẳng địa chính trị và gián đoạn nguồn cung là nguyên nhân dẫn tới nhu cầu dầu mỏ sẽ chậm lại.
Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA): Trong báo cáo hằng tháng công bố IEA dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu biến động theo hướng tiêu cực.
Dự báo của OPEC: Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2022 và 2023, viện dẫn những thách thức kinh tế ngày càng lớn, trong đó có lạm phát và lãi suất cao, giá dầu thế giới đã giảm đáng kể. OPEC nhận định nhu cầu dầu mỏ năm 2022 tăng 2,55 triệu thùng/ngày, tương đương 2,6%, giảm 100.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.
OPEC cho rằng nền kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn tiềm ẩn nhiều rủi ro và đối mặt với thách thức ngày càng lớn trong quý 4/2022. Các rủi ro bao gồm lạm phát cao, các ngân hàng trung ương lớn siết chặt chính sách tiền tệ, tỷ lệ nợ công cao tại nhiều khu vực, thị trường lao động ngày càng thu hẹp và những hạn chế kéo dài của chuỗi cung ứng.
OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm 2023 có thể tăng thêm 2,24 triệu thùng/ngày, thấp hơn 100.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.
Theo OPEC, bên cạnh những rủi ro, vẫn còn nhiều nhân tố tích cực tác động đến kinh tế. Vì vậy, tổ chức này vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 và 2023.
OPEC cho rằng triển vọng kinh tế có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn giải pháp cho vấn đề địa chính trị tại Đông Âu có thể tác động đến lạm phát, giúp giảm bớt việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Báo cáo này được đưa ra trước thềm cuộc họp của OPEC cùng các đối tác (OPEC+) vào ngày 4/12 tới nhằm thống nhất chính sách.
Ở thời điểm hiện tại, giá dầu đang chịu tác động từ những yếu tố:
Giá dầu chịu áp lực sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ đều tăng đáng kể. Sự gia tăng làm giảm bớt một số lo ngại về tình trạng thắt chặt nguồn cung thị trường.
Giá dầu cũng chịu sức ép từ lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc - nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới. Quốc gia này đang phải vật lộn với tình trạng số ca nhiễm COVID-19 gia tăng mạnh khiến trung tâm tài chính Thượng Hải phải thắt chặt các quy định phòng dịch.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ suy yếu vào năm tới.
Dự báo trong tháng 12/2022 giá dầu thô sẽ dao động quanh mức 70- 80 USD/thùng.
Dự báo xu hướng giá dầu của một số tổ chức quốc tế
Trong báo cáo Triển vọng Năng lượng, EIA dự báo lượng dầu trong các kho dự trữ của thế giới trong nửa đầu năm 2023 sẽ giảm 200.000 thùng/ngày, trước khi tăng gần 700.000 thùng/ngày trong nửa cuối năm 2023. Giá dầu Brent dự kiến trung bình ở mức 92 USD/thùng trong năm 2023, thấp hơn 3 USD so với dự báo trước đó.
Nhu cầu tại quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới Trung Quốc vẫn bị đình trệ bởi các hạn chế liên quan tới đại dịch COVID-19, trong khi các ngân hàng trung ương cam kết sẽ tiếp tục tăng lãi suất để khống chế lạm phát đã tác động tới đồng USD tăng, khiến hàng hóa định giá bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư.
Những cảnh báo từ các ngân hàng lớn của Mỹ về khả năng một cuộc suy thoái vào năm tới đã gây áp lực cho thị trường. Vị thế mua ròng của một số quỹ đầu cơ hiện nay ở mức thấp nhất 6 năm với một số quỹ đã thanh lý trong thời gian qua.
Theo Eugene Lindell, nhà phân tích thị trường sản phẩm dầu và lọc dầu tại công ty tư vấn FGE, châu Âu đang phải vật lộn để thay thế nguồn cung 600.000 thùng mỗi ngày của Nga.
Các quốc gia G7 bắt đầu thực hiện giá trần để hạn chế xuất khẩu của Nga, điều đó có thể khiến Nga giảm sản lượng trong năm tới.

Nguồn:VITIC/Reuter