Nhập khẩu dầu thô của khu vực trong tháng 10/2021 được Refinitiv Oil Research ước tính là 24,98 triệu thùng/ngày (bpd), sẽ là cao nhất kể từ tháng 3 và cũng vượt quá mức trước virus corona là 24,53 triệu thùng/ngày từ tháng 10 năm 2019.
Lượng nhập khẩu trong tháng 10 tăng mạnh 1,81 triệu thùng/ngày so với mức 23,17 triệu thùng/ngày của tháng 9.
Nhập khẩu của Trung Quốc ước tính đạt 9,79 triệu thùng/ngày trong tháng 10, giảm nhẹ so với số liệu hải quan chính thức của tháng 9 là 10,03 triệu thùng/ngày và thấp hơn 10,53 triệu thùng/ngày của tháng 8.
Nhu cầu dầu thô của châu Á phục hồi được dẫn đầu bởi Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc, với ba nhà nhập khẩu lớn nhất trong khu vực đều ghi nhận mức tăng mạnh trong nhập khẩu tháng 10.
Ấn Độ ước tính nhập khẩu khoảng 4,19 triệu thùng/ngày vào tháng 10, tăng so với 3,88 triệu thùng của tháng 9, khi quốc gia Nam Á này bắt đầu phục hồi nền kinh tế sau khi bùng phát virus corona liên tục.
Nhập khẩu tháng 10 của Nhật Bản ước tính ở mức 3,01 triệu thùng/ngày, đây sẽ là mức cao nhất trong năm tính đến nay.
Hàn Quốc trong tháng 10 nhập khẩu ước tính đạt 2,99 triệu thùng/ngày, đảm bảo đủ nguồn cung cho mùa đông và khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại hoàn toàn sau đại dịch virus corona.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số nước tăng nhập khẩu của châu Á là theo mùa và điều này sẽ giảm bớt khi mùa đông qua đi.
Một yếu tố tiềm năng khác là động cơ khuyến khích các công ty tiện ích, đặc biệt là ở Nhật Bản và Hàn Quốc, thực hiện chuyển đổi từ than để sản xuất điện sang dầu, do giá than nhiệt tăng mạnh đã làm giảm lợi thế về giá của nhiên liệu gây ô nhiễm so với dầu thô.
Hơn nữa nhu cầu phát điện tăng lên có thể chỉ là tạm thời và có khả năng giảm bớt vào quý đầu tiên của năm tới khi nhu cầu mùa đông kết thúc.
Giá dầu thô cao như hiện nay cũng có thể là động lực không khuyến khích nhập khẩu, đặc biệt là ở những nước như Ấn Độ, và Trung Quốc nơi các nhà chức trách ở Bắc Kinh đã ra dấu hiệu họ sẽ bán đấu giá dầu từ nguồn dự trữ chiến lược để giảm giá và cắt giảm nhập khẩu.
Nguồn:VITIC/Reuters