menu search
Đóng menu
Đóng

Nhu cầu than tại Châu Á tăng mạnh

15:00 14/08/2021

Báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng, than đá cần phải thoát khỏi các hệ thống năng lượng toàn cầu, để tránh biến đổi khí hậu nghiêm trọng.
 
Tuy nhiên, đối với phần lớn các nước ở châu Á, than đá vẫn là nhiên liệu được sử dụng cao.
Báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc công bố ngày 9/8 đã cảnh báo thời tiết khắc nghiệt và cho rằng cần phải có hành động nhanh chóng để hạn chế thiệt hại.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cho biết: “Báo cáo này phải là hồi chuông báo về việc sử dụng than đá và nhiên liệu hóa thạch, trước khi chúng phá hủy hành tinh của chúng ta”.
Nhu cầu và giá than được thúc đẩy bởi sự phục hồi trong sản xuất điện, khi nhiệt độ nóng thúc đẩy việc sử dụng điều hòa không khí.
Mặc dù đây có thể là một tình huống ngắn hạn, nhưng châu Á vẫn là tâm điểm cho việc xây dựng các máy phát điện chạy bằng than, với một số quốc gia bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang xây dựng công suất lớn và đang tiến hành các kế hoạch xây dựng nhiều hơn nữa.
Và ngay cả khi các kế hoạch sản xuất nhiệt điện than đã bị hủy bỏ hoặc hoãn lại, giải pháp thay thế thường không phải là chuyển sang sử dụng khí tự nhiên, thường ở dạng khí thiên nhiên hóa lỏng sử dụng nhiều năng lượng (LNG), hơn là các năng lượng tái tạo như gió, mặt trời.
Quy mô sử dụng than châu Á được phản ánh trên khối lượng than nhập khẩu trong khu vực.
Tổng cộng 80,32 triệu tấn than các loại đã được dỡ xuống các cảng châu Á trong tháng 7/2021, theo dữ liệu theo dõi tàu và cảng từ Refinitiv.
Con số này tăng từ 80,16 triệu trong tháng 6 và 78,58 triệu trong tháng 5, và là tháng mạnh nhất kể từ tháng 1, khi nhu cầu mùa đông ở mức cao nhất.
Tổng cộng trong 3 tháng tính đến tháng 7/2021 đạt 240,06 triệu tấn, tăng 7,8% so với mức 222,79 triệu của 3 tháng cùng kỳ năm 2020.
Than nhiệt cao cấp của Úc, loại được các nhà nhập khẩu lâu đời của Châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan ưa chuộng, đã tăng lên mức cao nhất trong 13 năm là 153,41 USD/tấn trong tuần tính đến ngày 6/8 và đã tăng gấp ba lần kể từ mức thấp nhất năm 2020 là 46,37 USD vào tháng 9.
Than nhiệt Indonesia chất lượng thấp hơn đã được Trung Quốc mua mạnh, tăng lên 69,53 USD/ tấn trong tuần tính đến ngày 6/8, mức cao nhất kỷ lục kể từ khi cơ quan báo cáo giá hàng hóa Argus bắt đầu đánh giá vào năm 2008.

Nguồn:VITIC/Reuters