Trong khi cuộc họp tại Vienna vào ngày 22/6 sẽ chắc chắn sẽ có ảnh hưởng lớn tới giá dầu trong ngắn hạn, tập trung hoàn toàn của thị trường này vào nguồn cung có thể được xem như tầm nhìn ngắn hạn.
Nhu cầu có thể là động lực quan trọng hơn của giá dầu trong dài hạn và sự thật đơn giảm là thị trường toàn cầu hiện nay đang phụ thuộc chỉ vào hai nước.
Trung Quốc và Ấn Độ cho đến nay chiếm khoảng 69% tăng trưởng nhu cầu dầu thô được dự kiến, nghĩa là những gì xảy ra với hai nước này có thể có tầm quan trọng hơn nhiều tới thị trường dầu thô hơn là những gì có thể xảy ra hay không xảy ra tại Vienna.
Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế trong tháng trước rằng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng 1,4 triệu thùng/ngày trong năm 2018, giảm từ ước tính 1,5 triệu thùng/ngày trước đó.
Trong 5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã đạt 9,21 triệu thùng/ngày, tăng 690.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2017. Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ đạt 4,57 triệu thùng/ngày trong 5 tháng đầu năm, tăng 272.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước.
Cả hai nước này, nước nhập khẩu lớn nhất và lớn thứ ba thế giới, đã mua thêm 962.000 thùng dầu/ngày trong 5 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước. Nếu tốc độc tăng trưởng này được duy trì cho cả năm, nghĩa là Trung Quốc và Ấn Độ sẽ chiếm phần lớn trong dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu của IEA.
Hầu hết các nhà đầu tư hay các công ty sẽ nói với bạn rằng hơn 2/3 tăng trưởng dự kiến của bạn chỉ do hai nước là cực kỳ nguy hiểm, nhưng thị trường dầu mỏ này dường như thờ ơ về triển vọng với cả hai nước này.
Trong khi đó phần lớn các dự báo kinh tế đều có kết quả mạnh tại cả Trung Quốc và Ấn Độ, chúng không phải không có rủi ro và những rủi ro này có thể đang tăng.
Đối với Trung Quốc những mối đe dọa lâu dài là vấn đề tín dụng, với một số lĩnh vực của nền kinh tế này vẫn có đòn bẩy và đang vật lộn với các dịch vụ tài chính. Cũng có những nguy cơ ngày càng tăng của một cuộc leo thang căng thẳng thương mại và cuộc chiến tranh thuế quan với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Và sau đó là chính sách giảm ô nhiễm không khí của chính phủ Trung Quốc, đang dẫn tới việc chuyển đổi thành ô tô điện và xe tải chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Đối với Ấn Độ nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng kinh tế của họ là giá năng lượng cao, do sự phục thuộc của họ vào nhập khẩu dầu thô và khí tự nhiên và một phần vào than nhập khẩu.
Giá một lít dầu diesel tại thủ đô New Delhi là 67,85 rupees Ấn Độ, tăng 27% so với cùng thời điểm một năm trước.
Giá dầu thô Brent tăng khoảng 71% trong năm qua, nghĩa là người tiêu dùng Ấn Độ đã có dự phòng cho sự gia tăng tồi tệ nhất, nhưng có câu hỏi về chính phủ có thể dựa vào các nhà máy lọc dầu nhà nước để giảm chấn sự gia tăng chi phí trong bao lâu.
Tổng thể không có lý do ngay lập tức để dự đoán tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ giảm tại Trung Quốc và Ấn Độ nhưng những nguy cơ chủ yếu hướng tới sụt giảm hơn là tăng tốc.
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet