Nhu cầu tại 18 nước tiêu thụ, mỗi nước sử dụng hơn 1 triệu thùng/ngày, giảm gần 0,2% trong 2 tháng từ tháng 3 tới tháng 5/2019 so với cùng kỳ năm trước đó.
Nhu cầu dầu đang giảm ở tốc độ nhanh nhất kể từ quý 3/2014, theo số liệu của chính phủ cung cấp cho Tổ chứ Số liệu Sáng kiến chung JODI.
Tiêu thụ giảm trong 5 năm trước, kết hợp với sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng và Saudi Arabia từ chối cắt giảm sản lượng đã dẫn đến giá dầu sụt giảm trong năm 2014- 2016.
Trong khoảng thời gian này, tiêu thụ cũng giảm và sản lượng dầu đá phiến đang tăng trở lại, nhưng việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia đã hạn chế giảm sụt giảm.
Giá dầu Brent kỳ hạn cho đến nay đã giảm 27 USD/thùng hay hơn 30% từ mức đỉnh gần đây so với sự sụt giảm gần 90 USD hay 77% từ tháng 6/2014 tới tháng 1/2016.
Tuy nhiên giống như giai đoạn trước, sẽ cần một thời gian duy trì giá thấp để hạn chế tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến và khiến tiêu thụ thoải mái hơn để khôi phục lại sự cân bằng thị trường.
Sự điều chỉnh này đang diễn ra, số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ đã giảm gần 120 giàn hay 13% trong 9 tháng qua.
Tăng trưởng sản lượng dầu thô của Mỹ giảm tốc xuống 1,6 triệu thùng so với năm trước, giảm từ hơn 2 triệu thùng vào cuối năm 2018.
Theo nguyên tắc thông thường, phải mất 3 tới 4 tháng để sự thay đổi giá dầu chuyển thành tốc độ khoan dầu Mỹ và 9 tới 12 tháng để ảnh hưởng tới sản lượng.
Giá dầu duy trì sụt giảm từ tháng 10/2018 sẽ dẫn tới tăng trưởng sản xuất của Mỹ chậm hơn nhiều trong quý 4/2019 và nửa đầu năm 2020.
Sản xuất và tiêu thụ nên tái cân bằng vào giữa năm 2020, với điều kiện nền kinh tế toàn cầu không rơi vào suy thoái trong thời gian đó.
Hiện nay nguy cơ suy thoái là yếu tố lớn nhất đang điều khiển giá dầu vì sẽ xác định liệu giá dầu giảm gần đây có đủ để tái cân bằng thị trường không hay giá giảm sâu hơn và dài hơn là cần thiết.
Nguồn: VITIC/Reuters
Nguồn:Vinanet