menu search
Đóng menu
Đóng

TT năng lượng TG ngày 14/1: Dầu giảm, khí tự nhiên cũng giảm

10:16 14/01/2020

Vinanet - Giá dầu giảm trong ngày hôm nay do căng thẳng tại Trung Đông dịu đi, với Tehran và Washington từ bỏ bất cứ leo thang nào sau khi đụng độ trong tháng này.
Tuy nhiên, sự sụt giảm này bị hạn chế bởi dự đoán tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm và lạc quan về việc ký kết thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, các nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới.
Dầu thô Brent giảm 8 US cent hay 0,1% xuống 64,12 USD/thùng. Dầu thô WTI kỳ hạn giảm 4 US cent hay 0,1% xuống 58,04 USD/thùng.
Theo một thăm dò sơ bộ của Reuters tồn trữ dầu thô của Mỹ dự kiến giảm trong tuần trước, trong khi dự trữ sản phẩm đã lọc có thể tiếp tục tăng, với dự trữ xăng tăng tuần thứ 10 liên tiếp.
Bốn nhà phân tích được Reuters thăm dò ước tính dự trữ dầu thô sụt giảm khoảng 800.000 thùng trong tuần tính tới ngày 10/1/2020. Thăm dò này được tiến hành trước các báo cáo từ Viện Dầu mỏ Mỹ (API) và Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
API có kế hoạch công bố số liệu của họ vào 2130 GMT ngày hôm nay, và báo cáo của EIA vào ngày thứ tư (15/1/2020).
Giá dầu được hỗ trợ trước lễ ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 tại Nhà Trằng vào ngày 15/1/2020, đánh dấu một bước quan trọng trong việc chấm dứt một cuộc tranh chấp khiến tăng trưởng toàn cầu sụt giảm và làm giảm nhu cầu dầu mỏ.
Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia ông Abdulaziz bin Salman cho biết quốc gia này sẽ thực hiện để ổn định thị trường dầu mỏ tại thời điểm căng thẳng Mỹ - Iran tăng cao và muốn thấy giá cả bền vững và tăng trưởng nhu cầu.
Giá dầu vọt lên mức cao nhất trong gần 4 tháng sau khi một cuộc không kích của Mỹ đã sát hại tướng hàng đầu Iran vào ngày 3/1/2020 và Iran đáp trả với tên lửa bắn vào cơ sở của Mỹ tại Iraq. Nhưng giá dầu đã giảm do Washington và Tehran rút lui khỏi bờ vực của cuộc xung đột trực tiếp tuần trước.
Hoàng tử Abdulaziz cho biết còn quá sớm để đàm phán về việc liệu tổ chức OPEC và các đồng minh, gọi là OPEC+ sẽ tiếp tục hạn chế sản lượng tới ngoài tháng 3/2020 hay không.
Tổ chức OPEC+ tháng trước đã đồng ý hạn chế sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày trong quý 1/2020.
Khí tự nhiên giảm do dự báo thời tiết ít lạnh
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm từ mức cao nhất 2 tuần trong phiên trước đó, do dự báo thời tiết ít lạnh và nhu cầu sưởi ấm trong 2 tuần tới giảm so với dự kiến trước đó.
Các nhà khí tượng dự báo thời tiết tại 48 tiểu bang của Mỹ sẽ trở lại ấm hơn bình thường hiện nay thành lạnh hơn bình thường từ ngày 19 - 28/1/2020. Số liệu này là ấm hơn so với triển vọng trong hôm trước (thời tiết lạnh hơn so với bình thường sau ngày 16/1/2020).
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 2/2020 trên sàn New York giảm 2 US cent tương đương 0,9% xuống 2,182 USD/mmBTU, trong phiên trước đó giá khí tự nhiên cao nhất kể từ ngày 26/12/2019. Tính đến nay, giá khí tự nhiên giảm khoảng 25% kể từ mức cao nhất 8 tháng (2,905 USD/mmBTU) trong đầu tháng 11/2019 do thời tiết ôn hòa hơn bình thường.
Số liệu của Refinitiv dự báo nhu cầu trung bình tại 48 tiểu ban gồm xuất khẩu sẽ tăng vọt lên 138,4 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) trong tuần tới từ 113,9 bcfd trong tuần này.
Sản lượng khí tại 48 tiểu bang tăng lên 95 bcfd trong ngày chủ nhất (12/1) từ mức thấp 3 tuần tại 94,8 bcfd trong ngày liền trước.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 14/1/2020

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

58,3305

0,0167

-0,03 %

11,94%

Dầu Brent

USD/thùng

64,4882

0,1358

0,21 %

6,32%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,1644

0,01

0,29%

-38,18%

Xăng

USD/gallon

1,6716

0,0007

0,04 %

18,40%

Dầu đốt

USD/gallon

1,9098

0,0036

0,19 %

1,95%

 

Nguồn:VITIC/Reuters