Dầu thô Brent kỳ hạn giảm 3% hay 90 US cent xuống 29,05 USD/thùng, sau khi tăng 21% trong phiên liền trước. Dầu thô WTI của Mỹ giảm 5,2% hay 1,32 USD xuống 23,98 USD/thùng, sau khi tăng vọt 24,7% trong phiên trước.
Giá giảm trong hôm nay phản ánh sự hoài nghi của thị trường về việc liệu một thỏa thuận chấm sứt cuộc chiến giá cả giữa Saudi Arabia và Nga sẽ diễn ra nếu không có sự hợp tác từ các nhà sản xuất khác bao gồm cả Mỹ. Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng vào cuối ngày 2/4/20202 rằng ông đã không đưa ra đề nghị cắt giảm sản lượng của Mỹ.
Các nhà phân tích thuộc ngân hàng Royal Canada cho biết “cả Riyadh và Moscow cũng sẽ tìm kiến sự tham gia từ các nhà sản xuất Mỹ, và hiện nay điều này có thể chứng tỏ là trở ngại lớn nhất cho một thỏa thuận”.
Trump cho biết ông đã nói chuyện với cả Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong ngày 2/4/2020 và cho biết ông dự kiến họ sẽ cắt giảm sản lượng dầu mỏ khoảng 10 tới 15 triệu thùng/ngày.
Ngay cả khi dầu tăng mạnh trong ngày 2/4/2020, giá vẫn giảm gần 60% trong năm nay do nhu cầu sụt giảm bởi dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu, thậm chí Saudi Arabia và Nga cho biết họ sẽ tăng sản lượng trong tháng 4/2019 trong bối cảnh cuộc chiến giá, làm tăng triển vọng thị trường ngập lụt trong dầu mỏ.
Các nhà phân tích cho biết ngay cả nếu Nga và Saudi Arabia đồng ý cắt giảm sản lượng khoảng 15 triệu thùng/ngày, số lượng đó sẽ không đủ để cân bằng thị trường trước suy thoái kinh tế sâu sắc.
Stephen Innes, giám đốc chiến lượng thị trường toàn cầu tại AxiCorp nói “việc cắt giảm sản lượng dầu 10-15 triệu thùng/ngày do Tổng thống Trump làm trung gian là một khởi đầu tuyệt vời, nhưng việc cắt giảm sâu hơn có thể là cần thiết để vượt quý 2 khó khăn”. Một thỏa thuận giữa Nga và Saudi Arabia có thể thiết lập hiệu quả giá sàn 30 USD cho dầu WTI.
Với đại dịch virus corona ngày càng tồi tệ, thị trường toàn cầu đang đối mặt với dư cung khoảng 25 triệu thùng/ngày. Việc cắt giảm sản lượng 10 triệu thùng/ngày ít nhất sẽ giúp giảm tình trạng thiếu công suất lưu trữ dầu thô. Giám đốc phân tích của Rystad cho biết “việc hết dung lượng lưu trữ sẽ dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của thị trường dầu mỏ”.
Khí tự nhiên giảm xuống thấp nhất 24 năm
Giá khí tự nhiên của Mỹ giảm 2% trong phiên đêm qua xuống mức thấp nhất trong 24 năm ngày thứ 2 liên tiếp do dự trữ khí hàng tuần giảm ít hơn dự kiến, và lo ngại giá dầu thô tăng có thể thúc đẩy sản lượng khí từ các mỏ dầu đá phiến.
Giá khí giao tháng 5 tại sàn giao dịch New York giảm 2,5 US cent hay 2,2% đóng cửa tại 1,552 USD/mmBtu, thấp nhất kể từ tháng 8/2015. Giá khí giảm bất chấp các dự báo nhu cầu sưởi ở Mỹ tăng trong tuần tới so với dự báo trước đó.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết tồn kho khí giảm 19 tỷ feet khối (bcf) trong tuần kết thúc vào ngày 27/3, ít hơn so với dự kiến giảm 24 bcf của các nhà phân tích trong một thăm dò của Reuters. Dự trữ trong tuần đó đạt 1,986 nghìn tỷ feet khối tcf, cao hơn 17,2% so với 1,694 tcf trung bình ở thời điểm này trong 5 năm.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng ngày 3/4/2020
Mặt hàng
|
Đơn vị tính
|
Giá hiện nay
|
+/-
|
Thay đổi so với 1 ngày trước
|
Thay đổi so với 1 năm trước
|
Dầu WTI
|
USD/thùng
|
24,3900
|
0,93
|
-3,67 %
|
-60,66%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
29,0400
|
0,9
|
-3,01 %
|
-58,13%
|
Khí tự nhiên
|
USD/mmBtu
|
1,5640
|
0,01
|
0,45%
|
-40,82
|
Xăng
|
USD/gallon
|
0,7140
|
0,01
|
-0,94%
|
-63,19%
|
Dầu đốt
|
USD/gallon
|
1,0268
|
0,0074
|
-0,72 %
|
-48,93%
|
Nguồn:VITIC/Reuters