menu search
Đóng menu
Đóng

TT sắt thép thế giới ngày 5/1/2021: Quặng sắt Đại Liên tăng tới 4,5%

15:23 05/01/2021

- Quặng sắt Đại Liên tăng lên mức cao do các lô hàng của Australia, Brazil giảm
- Tiêu chuẩn quặng sắt Đại Liên tăng tới 4,5%
- Quặng sắt SGX đi ngang, giá giao ngay gần mức cao nhất trong hai tuần
- Nguồn cung thắt chặt cũng đẩy giá than cốc Đại Liên cao hơn
 
Giá quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc lúc mở cửa phiên giao dịch ngày 5/1/2021 tăng phiên thứ ba liên tiếp, lên mức cao nhất trong một tuần, do lo ngại về nguồn cung thắt chặt đã đẩy giá nguyên liệu sản xuất thép giao ngay lên trên 160 USD/tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2021 được giao dịch trên sàn Đại Liên tăng 4,5% lên 1.043,50 CNY (162,24 USD)/tấn, mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 29/12/2021.
Giá quặng sắt giao dịch tháng 2/2021 trên sàn Singapore ít thay đổi, duy trì mức 161,26 USD/tấn.
Những dấu hiệu mới mẻ về nguồn cung quặng sắt tiếp tục thắt chặt và tâm lý tích cực sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch đã đẩy giá giao ngay tại Trung Quốc lên 166 USD/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 24/12/2020.
Sau hai tuần tăng, khối lượng quặng sắt gửi đi từ 19 cảng và 16 công ty khai thác ở Australia và Brazil - những nhà cung cấp lớn nhất cho nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc - đã giảm hơn 1 triệu tấn từ ngày 28/12/2020 đến ngày 3/1/2021, tương đương 4,3%.
Tồn kho quặng sắt ven cảng tại Trung Quốc đã giảm xuống còn 126,75 triệu tấn vào ngày 31/12/2020, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019 mức đỉnh 132,15 triệu tấn được ghi nhận vào ngày 13/11/2019.
Trên sàn giao dịch Tượng Hải giá thanh cốt thép tăng 0,6%, thép cuộn cán nóng tăng 0,2% và thép không gỉ tăng 2,2%.
Trên sàn giao dịch Đại Liên giá than cốc tăng 1,7% trong khi than luyện cốc tăng 2,3%, kéo dài mức tăng do nguồn cung thắt chặt.
Việc giá thép tăng cao đã và đang gây ra sự nhiễu loạn trên thị trường Ấn Độ. Chỉ trong vài ngày đầu năm mới, một số công ty đã điều chỉnh giá thép tăng từ 1.000 - 2.400 rupee/tấn, cho thấy sẽ có nhiều đợt tăng giá trong những tuần tới.
Khoảng một tuần trở lại đây, Hiệp hội Thép Ấn Độ (ISA) đã viết thư cho Văn phòng Thủ tướng Chính phủ (PMO), giải thích lý do đằng sau việc tăng giá trong thời gian gần đây.
Hiệp hội cũng nhấn mạnh những thách thức về việc sơ tán đối với quặng sắt và cho rằng xuất khẩu quặng sắt đang ảnh hưởng đến việc tiêu thụ trong nước. ISA cũng đã thúc giục ban hành lệnh cấm xuất khẩu quặng sắt trong 6 tháng cho đến khi tình hình ổn định.
Vài ngày sau, Liên đoàn Các ngành công nghiệp khoáng sản Ấn Độ (FIMI) đã viết thư cho PMO, phản bác quan điểm của ISA. FIMI cho rằng, ISA đang làm xáo trộn vấn đề và biện minh cho việc tăng giá thép một cách vô lý.
Hiệp hội cũng chỉ ra rằng, ngành thép Ấn Độ định giá sản phẩm của mình gần như ngang bằng với quốc tế. Trong khi đó, quặng sắt của Ấn Độ có giá thấp hơn nhiều so với các sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Theo thống kê, trong 11 tháng đầu năm 2020, Singapore đã xuất khẩu tổng cộng khoảng 413.000 tấn phế liệu, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm trước.
 Trong đó, nhập khẩu từ Indonesia chiếm tỷ trọng lớn nhất, với tổng lượng khoảng 128.000 tấn, giảm 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 31,1% tổng lượng nhập khẩu. Ấn Độ đứng thứ hai với khoảng 92.000 tấn, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 22,3%; tiếp theo là Việt Nam với khoảng 58.000 tấn, giảm 48,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 14% tổng lượng.

Nguồn:VITIC/Reuters