menu search
Đóng menu
Đóng

Giá phenol tại Châu Á tăng cao do nguồn cung khan và nhu cầu cao từ Nhật

14:17 05/04/2011
Giá phenol tại Châu Á có xu hướng tăng cao trong những tuần tới do hoạt động giao ngay sau trận động đất tại Nhật Bản và hoạt động bảo trì của các nhà máy trong khu vực đồng thời nhu cầu tiêu thụ của các ngành lien quan tăng cao. Giá nguyên liệu tăng cao, cả propylene và benzene cũng là yếu tố dẫn đến giá phenol tăng.

Giá phenol tại Châu Á có xu hướng tăng cao trong những tuần tới do hoạt động giao ngay sau trận động đất tại Nhật Bản và hoạt động bảo trì của các nhà máy trong khu vực đồng thời nhu cầu tiêu thụ của các ngành lien quan tăng cao. Giá nguyên liệu tăng cao, cả propylene và benzene cũng là yếu tố dẫn đến giá phenol tăng.

Trong tuần kết  thúc ngày 25 tháng 3, phenol niêm yết giá ở mức 1.920-1.950 USD/tấn (1.344-1.365 euro/tấn),CFR tại cảng chính của Trung Quốc  tăng so với mức giá 1.810-1.840 USD/tấn trong tháng trước.

Một thương nhân cho biết: nguồn  cung cấp phenol  hiện rất khan do nguồn cung khó khăn từ các vùng biển nước sâu của Mỹ và các nhà sản sản xuất trong khu vực hầu như không cung cấp nhiều hàng.”

Tình hình càng trầm trọng hơn khi mà Nhật Bản lại chuyển từ nước xuất khẩu ròng sang mua giao ngay. Các thương nhân cho biết không thấy có lô hàng nào từ Nhật Bản sau trận động đất tháng trước.

Khi đề cập đến các đơn vị sản xuất bisphenol-A (BPA) yêu cầu nguyên liệu phenol, một thương gia cho biết: “Nhật Bản đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khá nặng nề. Họ cần phải mua phenol để hỗ trợ việc sử dụng BPA.”

Có một điều khác thường là Nhật Bản đã mua 10.000 tấn phenol giao ngay từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc để giao hàng trong tháng Tư giữa lúc khủng hoảng sản xuất sau hậu quả của trận động đất 11 tháng 3 vừa qua. Một số hợp đồng giao ngay được áp dụng công thức giá ICIS, trong khi các hợp đồng khác có giá 1.790-2.030 USD/tấn (1.271-1.441 euro/tấn), Fob tại Trung Quốc.

Nhật Bản dự kiến sẽ tiếp tục mua phenol trên thị trường từ thang Tư đến tháng Sáu, một hành động sẽ thúc đẩy giá nhiên liệu tăng cao hơn nữa.

Tại Nhật Bản, người ta không biết khi nào thì nhà máy sản xuất phenol lớn Mitsubishi Chemical, sẽ cho hoạt động trở lại nhà máy phenol/acetone của họ ở Kachima sau khi phải đóng cửa vì trận động đất vừa qua. Nhà máy này có công suất hoạt động 250.000 tấn phenol/năm và 150.000 tấn acetone/năm. Nhà máy Mitsui Chemicals đã hoạt động trở lại vào ngày 17 tháng 3. Đây là nhà máy liên doanh giữa Mitsui Chemicals và Idemitsu Kosan và có khả năng sản xuất 230.000 tấn phenol/năm, 138.000 tấn acetone/năm. Ở Chiba, nhà máy Mitsui Chemicals đang chạy hết công suất, với 190.000 tấn phenol/năm và 114.000 tấn acetone/năm.

Trong khi đó, nguồn cung giao ngay trong khu vực khá khan hiếm trước sự thay đổi hoàn toàn ở Hàn Quốc cũng như việc các nhà máy nghỉ bão dưỡng.

Nhà máy Kumho P&B Chemicals cũng sẽ đưa các cơ sở sản xuất đi vào hoạt động từ giữa tháng 5. Cơ sở sản xuất số 2 có khả năng sản xuất 135.000 tấn phenol/năm và 95.000 tấn acetone/năm. Hiện tại, cơ sở này sản xuất 100.000 tấn phenol và 60.000 tấn acetone/năm, trong khi đó cơ sở sản xuất số 3 có công suất 250.000 tấn phenol và 155.000 tấn acetone/năm.

Tổng công ty hóa chất Formosa của Đài Loan (FCFC) có kế hoạch hoạt động vào ngày 15 tháng 4 tại Mailiao. FCFC có hai cơ sở sản xuất, mỗi cơ sở có công suất hoạt động 200.000 tấn phenol và 123.000 tấn acetone/năm.

Theo Reuter