menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hoá biến động mạnh tuần qua do lo ngại về châu Âu

10:38 14/01/2012

Phiên giao dịch cuối tuần qua (kết thúc vào rạng sáng 14/1 giờ VN), giá hàng hoá trên thị trường Mỹ tiếp tục giảm mạnh, kết thúc một tuần biến động, với dầu mỏ và ngũ cốc tăng tích cực đầu tuần khi lo ngại về nguồn cung và USD giảm giá, song lại giảm nhanh vào cuối tuần khi USD tăng trở lại và nỗi lo về châu Âu cũng quay lại theo.
   
   
    * Euro giảm, dao động trong khoảng rộng
    * Dầu và kim loại giảm do USD tăng
    * Ngô, lúa mì, đậu tương tiếp tục giảm

(VINANET) – Phiên giao dịch cuối tuần qua (kết thúc vào rạng sáng 14/1 giờ VN), giá hàng hoá trên thị trường Mỹ tiếp tục giảm mạnh, kết thúc một tuần biến động, với dầu mỏ và ngũ cốc tăng tích cực đầu tuần khi lo ngại về nguồn cung và USD giảm giá, song lại giảm nhanh vào cuối tuần khi USD tăng trở lại và nỗi lo về châu Âu cũng quay lại theo.

Ngô, đậu tương và lúa mì giảm liên tiếp 2 phiên cuối tuần do hoạt động bán tháo, sau khi chính phủ Mỹ công bố dự báo về nguồn cung, cao hơn báo cáo trước đây.

Thị trường hàng hoá Mỹ sẽ đóng cửa nghỉ phiên 16/1 nhân “Ngày Martin Luther King” (ngày thứ hai tuần thứ ba của
tháng 1 hàng năm.

Nỗi lo sợ Standard & Poors sẽ tiếp tục hạ bậc tín nhiệm hàng loạt quốc gia khu vực đồng euro đã gây áp lực mạnh mẽ lên giá dầu và kim loại phiên cuối tuần.

S&P đã hạ bậc tín nhiệm đối với 9 quốc gia khu vực đồng euro trong ngày thứ 6 ngày 13 vừa qua đã gây hoảng loạn cho khu vực đồng euro. Pháp và Áo bị mất mức xếp hạng cao nhất AAA.

S&P hạ hai bậc xếp hạng tín nhiệm của Ý, Tây Ban Nha, Cyprus và một bậc xếp hạng của Pháp, Áo, Malta, Slovakia, Slovenia. Cụ thể, xếp hạng của Pháp và Áo xuống AA+, Ý và Tây Ban Nha lần lượt xuống BBB+ và A, Bồ Đào Nha và Cyprus xuống BB và BB+, Slovenia từ AA- xuống A+, Slovakia từ A+ xuống A và Malta từ A xuống A-.

S&P nhận xét những biện pháp mà các nhà làm chính sách châu Âu thực hiện trong các tuần gần đây có thể không đủ để giải quyết dứt điểm căng thẳng hệ thống trong Eurozone.

Không giống như phản ứng thờ ơ và tiếp tục mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ của nhà đầu tư sau khi S&P hạ bậc tín nhiệm nước này vào tháng 8/2011, nhà đầu tư châu Âu đã đoán trước được động thái của S&P trong ngày thứ Sáu và đã rút tiền ra khỏi Eurozone.

Đồng EUR rớt 1% xuống mức thấp 6 tháng 1.2684 USD/EUR. Còn theo Financial Times, nhà đầu tư bán tháo trái phiếu Chính phủ Ý và Tây Ban Nha, đẩy lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ý lên 6.74%

Dầu giảm mạnh phiên cuối tuần, mặc dù lo ngại nguồn cung từ Nigeria có thể bị gián đoạn, và xuất khẩu qua Iran cũng có thể gặp khó khăn.

Đồng và vàng cũng giảm. Chỉ số CRB giảm 0,7% trong phiên cuối tuần và giảm 0,6% trong cả tuần qua, chủ yếu do sự giảm giá trong 3 phiên cuối.

Đô la lúc này lại trở thành nơi trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư, do vậy đã tăng lên mức cao nhất gần 17 tháng so với euro.

Triển vọng sản lượng ở Nam Mỹ khả quan sau khi có mưa cũng khiến ngũ cốc giảm giá, sau khi tăng khá mạnh trong tháng vừa qua.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/- (từ đầu 2012)

Dầu thô WTI

USD/thùng

99,03

-0,40

-0,4%

0,2%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

111,04

-0,22

-0,2%

3,4%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

2,670

 -0,027

-1,0%

-10,7%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1630,80

 -16,90

-1,0%

4,1%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1638,84

-0,06

 0,0%

4,8%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 363,70

-1,20

-0,3%

5,8%

Dollar

 

 81,460

0,690

 0,9%

1,6%

CRB

 

307,700

 -2,160

-0,7%

0,8%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

599,50

 -12,00

-2,0%

 -7,3%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1160,00

 -18,50

-1,6%

 -3,2%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

602,25

-2,75

-0,5%

 -7,7%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 225,25

-8,65

-3,7%

 -1,3%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2269,00

 -57,00

-2,5%

7,6%

Đường Mỹ

US cent/lb

23,84

 0,57

 2,4%

2,6%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 29,522

 -0,602

-2,0%

5,8%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1488,80

 -11,30

-0,8%

6,0%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 635,05

-6,20

-1,0%

 -3,2%

(T.H – Reuters)