menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG sáng 30/10: Dầu tăng mạnh, vàng giảm

10:14 30/10/2014

Trên thị trường hàng hóa thế giới phiên giao dịch 29/10 (kết thúc vào rạng sáng 30/10 giờ VN), giá dầu đảo chiều tăng trong khi vàng giảm, cà phê biến động trái chiều.
(VINANET) – Trên thị trường hàng hóa thế giới phiên giao dịch 29/10 (kết thúc vào rạng sáng 30/10 giờ VN), giá dầu đảo chiều tăng trong khi vàng giảm, cà phê biến động trái chiều.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu đảo chiều tăng trong phiên giao dịch vừa qua sau khi Cơ quan Thông Năng lược (EIA) đưa tin dự trữ dầu Mỹ tăng trưởng chậm hơn dự đoán.

Giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) tăng phiên thứ 2 liên tiếp, với hợp đồng kỳ hạn giao tháng 12 trên sàn giao dịch New York tăng nhẹ lên 82,2 USD/thùng. Khối lượng giao dịch thấp hơn 9,4% so với mức trung bình 100 ngày. Dầu WTI đã xuống dưới ngưỡng 80 USD/thùng hôm 27/10. Giá dầu đã giảm 25% kể từ mức đỉnh hồi giữa tháng 6 do dư cung khi sản lượng dầu của Mỹ, Iraq và Libya tăng mạnh.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào 24/10 tăng 2,1 triệu thùng, thấp hơn 3,1 triệu thùng dự đoán của các nhà phân tích trong khảo sát của Wall Street Journal.

Sau khi Fed tuyên bố chính thức kết thúc gói QE3 lúc 14h giờ địa phương, thị trường dầu đã chứng kiến đợt bán tháo. Tuyên bố này của Fed cũng làm USD tăng lên.

Giá dầu Brent lên cao nhất 2 tuần sau khi Tổng thư ký OPEC Abdalla Salem el-Badri tại hội thảo tại London rằng thị trường không cần phải lo ngại về giá dầu hiện tại và rằng thị trường vật chất toàn cầu hiện đang dư cung khoảng 1 triệu thùng/ngày, tương ứng 1% mức tiêu thụ hàng ngày trên toàn cầu.

Về các sản phẩm dầu, giá xăng RBOB giao tháng 11 trên sàn Nymex tăng 2,46 cent (+1,1%) lên 2,2207 USD/gallon. Giá dầu diesel giao tháng 11 tăng 4,19 cent (+1,7%) lên 2,5350 USD/gallon.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm 1,5% xuống thấp nhất 3 tuần khi Fed kết thúc chương trình mua trái phiếu, làm giảm nhu cầu tài sản trú ẩn của vàng.

Fed hôm thứ Tư 29/10 đã kết thúc chương trình mua trái phiếu hàng tháng, như dự đoán, và đánh tín hiệu tin tưởng rằng kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục hồi phục bất chấp kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu chậm lại.

Các nhà quan sát thị trường cho biết, tuyên bố mới nhất của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang cho thấy Ngân hàng trung ương Mỹ có thể nâng lãi suất sau khi cho biết, thị trường lao động đang tăng trưởng bền vững.

Giá vàng kỳ hạn giao tháng 12 trên sàn Comex, New York giảm 4,5 USD xuống 1.224,9 USD/ounce với khối lượng giao dịch thấp hơn mức trung bình 30 ngày.

Sau phiên họp 2 ngày, ủy ban chính sách ngân hàng trung ương Mỹ cho biết tiếp tục nhận thấy nền kinh tế đang hỗ trợ thị trường lao động đạt đến khả năng tạo việc làm tối đa.

Theo các nhà quản lý quỹ, sự bất ổn do thiếu rõ ràng về thời điểm Fed sẽ nâng lãi suất đã gây ra làn sóng bán tháo vàng mạnh mẽ.

USD tăng giá so với các đồng tiền chính trong giỏ tiền tệ cũng gây áp lực lên giá vàng.

Trước tuyên bố của Fed sự quan tâm của giới đầu tư đến vàng cũng đã giảm. Tháng 10, Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR ghi nhận đợt bán ra hàng tháng lớn nhất với lượng vàng bán ra lên đến 26,3 tấn, cao nhất kể từ tháng 12/2013.

Trong số các kim loại khác, giá bạc giao ngay giảm 0,6% xuống 17,04 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,5% xuống 1.255,75 USD/ounce, trong khi đó giá palladium tăng 0,3% lên 791,75 USD/ounce.

Trên thị trường nông sản, giá cà phê diễn biến trái chiều. Cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12giá giảm 2,75 US cent/lb (-1,43%) xuống 189,6 US cent/lb; Kỳ hạn giao tháng 3/2015 giá giảm 2,7 US cent/lb (-1,37%) xuống 193,95 US cent/lb; Kỳ hạn giao tháng 5/2015 giá giảm 2,65 US cent/lb (-1,33%) xuống 196,35 US cent/lb; và Kỳ hạn giao tháng 7/2015 giá giảm 2,6 US cent/lb (-1,29%) xuống 198,4 US cent/lb.

Rabobank dự đoán sản lượng cà phê Brazil năm 2015 đạt 47 triệu bao 60kg, trong đó 30 triệu bao arabica và 17 triệu bao robusta.

Giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 giá tăng 20 USD/tấn (+0,99%) lên 2.042 USD/tấn; Kỳ hạn giao tháng 1/2015 giá tăng 18 USD/tấn (+0,89%), lên 2.042 USD/tấn; Kỳ hạn giao tháng 3/2015 giá tăng 17 USD (+0,84%) lên 2.048 USD/tấn; và Kỳ hạn giao tháng 5/2015 giá tăng 15 USD (+0,73%) lên 2.060 USD/tấn.

Cà phê Việt Nam tăng theo xu hướng robusta, với cà phênhân xô các tỉnh Tây Nguyên, nối tiếp phiên tăng hôm qua, đã tăng 400.000 đồng/tấn lên 39,1-40,1 triệu đồng/tấn. Giá cà phê robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay tăng 18 USD/tấn từ 1.994 USD/tấn hôm qua lên 2.012 USD/tấn.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT
Giá
+/-
+/-(%)
Dầu thô WTI
USD/thùng
81,92
-0,28
-0,34%
Dầu Brent
USD/thùng
86,97
-0,15
-0,17%
Dầu thô TOCOM
JPY/kl
59.430,00
+820,00
+1,40%
Khí thiên nhiên
USD/mBtu
3,73
+0,08
+2,16%
Xăng RBOB FUT
US cent/gallon
222,20
+0,13
+0,06%
Dầu đốt
US cent/gallon
253,10
-0,40
-0,16%
Dầu khí
USD/tấn
752,00
-5,75
-0,76%
Dầu lửa TOCOM
JPY/kl
71.080,00
+780,00
+1,11%
Vàng New York
USD/ounce
1.214,10
-10,80
-0,88%
Vàng TOCOM
JPY/g
4.257,00
-17,00
-0,40%
Bạc New York
USD/ounce
17,19
-0,08
-0,46%
Bạc TOCOM
JPY/g
60,30
+0,20
+0,33%
Bạch kim giao ngay
USD/t oz,
1.258,75
-2,25
-0,18%
Palladium giao ngay
USD/t oz,
789,50
-5,19
-0,65%
Đồng New York
US cent/lb
308,60
-1,85
-0,60%
Đồng LME 3 tháng
USD/tấn
6.815,00
+20,00
+0,29%
Nhôm LME 3 tháng
USD/tấn
2.030,00
+34,00
+1,70%
Kẽm LME 3 tháng
USD/tấn
2.295,00
+39,00
+1,73%
Thiếc LME 3 tháng
USD/tấn
20.125,00
+250,00
+1,26%
Ngô
US cent/bushel
375,50
+0,25
+0,07%
Lúa mì CBOT
US cent/bushel
540,25
+2,00
+0,37%
Lúa mạch
US cent/bushel
351,25
+0,75
+0,21%
Gạo thô
USD/cwt
12,25
-0,13
-1,05%
Đậu tương
US cent/bushel
1.049,00
0,00
0,00%
Khô đậu tương
USD/tấn
402,70
+5,50
+1,38%
Dầu đậu tương
US cent/lb
34,07
-0,11
-0,32%
Hạt cải WCE
CAD/tấn
433,30
+1,80
+0,42%
Cacao Mỹ
USD/tấn
2.937,00
+14,00
+0,48%
Cà phê Mỹ
US cent/lb
189,60
-2,75
-1,43%
Đường thô
US cent/lb
16,30
+0,17
+1,05%
Nước cam cô đặc đông lạnh
US cent/lb
138,90
+0,50
+0,36%
Bông
US cent/lb
65,61
+0,26
+0,40%
Lông cừu (SFE)
US cent/kg
-
-
-%
Gỗ xẻ
USD/1000 board feet
322,30
+1,40
+0,44%
Cao su TOCOM
JPY/kg
201,80
+3,00
+1,51%
Ethanol CME
USD/gallon
1,75
+0,03
+1,68%

T.Hải
Nguồn: Vinanet/Reuters/Bloomberg