menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa TG tuần tới 15/11: Giá chạm mức thấp nhất 5 năm do kim loại giảm

23:25 15/11/2014

Giá hàng hóa thế giới phiên giao dịch cuối tuần 14/11 (kết thúc vào rạng sáng 15/11 giờ VN) có lúc giảm xuống mức thấp nhất chưa từng có trong vòng hơn 5 năm do vàng và bạc giảm cùng chiều với các kim loại cơ bản do lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại sẽ hạn chế nhu cầu.

(VINANET) – Giá hàng hóa thế giới phiên giao dịch cuối tuần 14/11 (kết thúc vào rạng sáng 15/11 giờ VN) có lúc giảm xuống mức thấp nhất chưa từng có trong vòng hơn 5 năm do vàng và bạc giảm cùng chiều với các kim loại cơ bản do lo ngại tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại sẽ hạn chế nhu cầu.

Chỉ số đồng USD của Bloomberg – so đồng bạc xanh với 10 đồng tiền đối tác chủ chốt – tuần qua tăng 0,5%, và từ đầu năm tới nay tăng 7,8%.

Chỉ số giá hàng hóa Bloomberg (BCOM) giảm 0,5% riêng trong phiên cuối tuần xuống 115,3634, mức thấp nhất kể từ 13/7/2009. Vàng và bạc kỳ hạn đều giảm, bạch kim chạm mức thấp nhất 4 năm, nông sản từ lúa mì tới đậu tương cũng đều giảm giá.

Giá nguyên liệu đang tiến tới năm thứ 4 liên tiếp giảm, kỳ giảm dài nhất kể từ 1991 do USD tăng giá làm hạn chế nhu cầu mua hàng hóa như một tài sản chống lại lạm phát. Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn trì trệ nhất 2 năm qua, với khu vực đồng euro và thị trường các nước mới nổi đều chậm lại, trong khi giảm phát có xu hướng quay lại.

Chỉ số BCOM đo 22 nguyên liệu đã giảm 8% trong năm nay, và giảm 1,7% trong tuần này, tuần giảm mạnh nhất trong vòng 2 tháng.

Năng lượng

Giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York kỳ hạn giao tháng 12 đã giảm 3,6% trong tuần này, trong hi dầu Brent tại London giảm 5,4%.

Giá dầu Brent đã giảm 8 tuần liên tiếp, dài nhất kể từ 199, trong khi giá dầu WTI giảm 7 tuần liên tiếp, dài nhất kể từ 1986.

Đầu năm 1986, giá dầu trên sàn Nymex giảm 10 tuần liên tiếp từ 26 USD/thùng xuống 11 USD/thùng. Vào thời điểm đó, Arab Saudi đã thay đổi điều khoản bán hàng trong một nỗ lực giành lại thị phần, một đồng thái gây ra tình trạng dư cung trầm trọng, Phil Verleger, nhà kinh tế học năng lượng cho biết.

“Câu chuyện ngày nay ít nhiều tương tự năm 1986”, ông Verleger cho biết. Thị trường đang dư cung và không một nước này muốn giảm sản lượng.

Trong báo cáo hàng tháng công bố hôm thứ Sáu 14/11, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu tiếp tục giảm trong đầu năm 2015. IEA cho biết, tăng trưởng kinh tế không còn đẩy tăng nhu cầu dầu như trước kia, nhất là khi mức lương chưa tăng.

Giá dầu đã giảm 30% từ mức đỉnh hồi tháng 6 khi nguồn cung vượt nhu cầu. Các nhà quan sát thị trường tiếp tục hoài nghi rằng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng trong phiên họp vào ngày 27/11 tới đây để giảm dư cung toàn cầu. Hôm thứ Năm 13/11 giá dầu giảm xuống dưới 75 USD/thùng lần đầu tiên trong 4 năm qua khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết, sản lượng dầu Mỹ lên mức cao nhất nhiều thập kỷ qua.

Giá xăng RBOB giao tháng 12 trên sàn Nymex tăng 4,09 cent lên 2,0425 USD/gallon. Giá dầu diesel giao tháng 12 tăng 5,4 cent lên 2,4161 USD/thùng.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)  dự báo giá dầu mỏ thế giới sẽ tiếp tục giảm đến năm 2015 do nhu cầu tiêu thụ dầu thấp, trong khi sản lượng dầu từ đá phiến sét lại tăng lên.

IEA nhận định xuất phát từ dự báo lượng cung-cầu thì tình trạng gia tăng nguồn cung cấp mới gây sức ép lên giá dầu sẽ còn tiếp diễn trong sáu tháng đầu năm 2015.

Trong năm 2014 này, nhu cầu dầu mỏ ước tính chỉ tăng trung bình 68.000 thùng/ngày, ở mức thấp trong 5 năm qua, đạt 92,4 triệu thùng/ngày.

IEA cho rằng lượng tiêu thụ dầu giảm ở Trung Quốc cũng như tại châu Âu và các nước thành viên tại châu Á và Châu Đại Dương của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) sẽ được bù lại bằng lượng tiêu thụ tăng ở các nền kinh tế khác ngoài khối OECD và Mỹ.

Cũng theo dự báo của IEA, nhu cầu dầu thế giới trong thời gian tới sẽ tăng 1,1 triệu thùng/ngày và đạt 93,6 triệu thùng nhờ những cải thiện trong tình hình kinh tế vĩ mô.

Báo cáo của IEA được đưa ra giữa lúc giá dầu thô trên thị trường thế giới đang giảm mạnh. Lần đầu tiên kể từ tháng 9/2010, giá dầu Brent Biển Bắc đã giảm dưới mức 80 USD, còn 77,92 USD/thùng.

Tuy nhiên, giới kinh doanh cho rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ không giảm lượng khai thác để kích giá dầu mỏ. Theo họ, OPEC nên tìm cách duy trì thị phần ở thị trường Mỹ trước nguồn dầu mỏ dồi dào sản xuất từ đá phiến sét tăng nhanh trong nước của Mỹ. Xu thế khai thác nguồn năng lượng mới này hiện còn nhiều tranh cãi về tính an toàn nhưng nó đang là một nguyên nhân gây nên tình trạng "lao dốc" của giá dầu hiện nay.

Kim loại quý

Giá vàng và bạc tuần qua cũng giảm, với bạc giảm tuần thứ 4 liên tiếp do nhu cầu mua đầu tư sụt giảm.

Giới đầu tư hoài nghi về tính hấp dẫn của vàng trong dài hạn. Kinh tế Mỹ đang hồi phục và tăng trưởng nhanh hơn các nước khác và giới đầu tư đang đặt cược rằng lãi suất sẽ tăng nhanh hơn. Lãi suất tăng sẽ gây áp lực lên giá vàng khi làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản phi lãi suất.

Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR tiếp tục bán ra 2 tấn vàng, ngày thứ 8 liên tiếp bán ròng, đưa lượng vàng nắm giữ của Quỹ xuống 720,62 tấn, thấp nhất 6 năm qua.

Kim loại cơ bản

Giá đồng giảm tuần đầu tiên trong gần 1 tháng trên thị trường London do lo ngại kinh tế thế giới chậm lại làm giảm nhu cầu.

Cà phê

Giá cà phê thế giới lại biến động trái chiều phienen cuối tuần. Trên sàn New York, cà phê arabica kỳ hạngiao tháng 12 phiên cuối tuần giá tăng 3,25 US cent/lb lên 192 US cent/lb; Kỳ hạn giao tháng 3/2015 giá tăng 3,2 US cent/lb lên 196,35 US cent/lb; Kỳ hạn giao tháng 5/2015 giá tăng 3,25 US cent/lb lên 198,8 US cent/lb; và Kỳ hạn giao tháng 7/2015 giá tăng 3,25 US cent/lb lên 201 US cent/lb.

Trái lại, cà phê robusta sụt giảm. Tại London, hợp đồng robusta kỳ hạn giao tháng 11 giảm 1 USD/tấn (-0.05%) xuống 2.074 USD/tấn; Kỳ hạn giao tháng 1/2015 giá giảm 1 USD/tấn (-0,05%) xuống 2.074 USD/tấn; Kỳ hạn giao tháng 3/2015 giá giảm 1 USD (-0,05%) xuống 2.077 USD/tấn; trong khi Kỳ hạn giao tháng 5/2015 giá không đổi ở 2.088 USD/tấn.

Cà phê Việt Nam phiên cuối tuần vững giá. Sáng nay (15/11), giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giao dịch không đổi ở 40,4-41,2 triệu đồng/tấn. Giá cà phê robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB hôm nay giảm 1 USD/tấn từ 2.048 USD/tấn hôm qua xuống 2.047 USD/tấn.

Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) ngày 14/11 đã đưa ra dự báo sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2014-2015 có thể giảm 20-25% do điều kiện thời tiết khô hạn, sương muối và diện tích cà phê già cỗi.

Theo Vicofa, niên vụ cà phê 2014-2015 đã bắt đầu thu hoạch, thời tiết khá thuận lợi cho việc thu hái, tuy nhiên vấn đề khô hạn trong thời gian cà phê sinh trưởng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng cà phê của Việt Nam vụ này.

Mùa khô vừa qua, Tây Nguyên chỉ đủ lượng nước tưới cho 60% diện tích trồng cà phê. Cụ thể, đến cuối tháng 4, toàn tỉnh Đăk Lăk có 10.105 ha cây trồng bị hạn, trong đó có 4.660 ha cà phê. Diện tích bị khô hạn tập trung nhiều ở các huyện Krông Buk, Krông Ana, Lak, M’Drak..., trong đó huyện Krông Buk có 4.000 ha bị hạn do thiếu nước ngầm để bơm tưới.

Lâm Đồng là tỉnh có diện tích cà phê đứng thứ 2 ở Tây Nguyên, thời gian qua cũng đã có hàng ngàn ha cà phê rơi vào tình cảnh khô hạn vì thiếu nước, trong đó, huyện Di Linh có 6.000ha cà phê thiếu nước tưới đợt 1; huyện Bảo Lâm trên 530ha cà phê và 480ha chè bị ảnh hưởng nghiêm trọng...

Sương muối kéo dài ở vùng cao đã ảnh hưởng lớn đến loại cà phê arabica. Những vùng trồng arabica như Đà Lạt, Sơn La dự kiến sản lượng giảm 30% so với vụ trước.

Bên cạnh đó, theo Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm Tây Nguyên (WASI), hiện diện tích cà phê già cỗi với tuổi đời trên 20 năm ở Tây Nguyên khá cao (trên 100 ngàn ha), chiếm khoảng 30% tổng diện tích trồng cà phê hiện nay của cả nước cũng làm cho sản lượng vụ tới giảm mạnh.

Trên thị trường, nông dân và đại lý không bán hàng ra, vì thế các nhà đầu cơ tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như các nhà nhập khẩu đang thiếu hàng nguyên liệu xuống cảng. Lượng hàng tồn kho và hàng cũ còn rất ít.

Đối với vụ mùa của Brazil, mặc dù cồn quá sớm để dự báo về sản lượng và những cơn mưa đã phần nào cải thiện triển vọng sản lượng cà phê niên vụ 2015 của Brazil, nhưng các dự báo trong nước vẫn khá khiêm tốn, chỉ dao động 40-48 triệu bao.

Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
ĐVT
Giá 8/11/10
Giá 15/11
Dầu thô WTI
USD/thùng
78,65
75,82
Dầu Brent
USD/thùng
83,39
79,41
Dầu thô TOCOM
JPY/kl
60.360,00
58.060,00
Khí thiên nhiên
USD/mBtu
4,41
4,02
Xăng RBOB FUT
US cent/gallon
213,52
204,25
Dầu đốt
US cent/gallon
249,95
241,61
Dầu khí
USD/tấn
739,00
698,00
Dầu lửa TOCOM
JPY/kl
72.000,00
70.600,00
Vàng New York
USD/ounce
1.169,80
1.185,60
Vàng TOCOM
JPY/g
4.294,00
4.434,00
Bạc New York
USD/ounce
15,71
16,31
Bạc TOCOM
JPY/g
57,90
61,00
Bạch kim giao ngay
USD/t oz,
1.217,19
1.213,63
Palladium giao ngay
USD/t oz,
773,33
766,35
Đồng New York
US cent/lb
303,85
303,85
Đồng LME 3 tháng
USD/tấn
6.715,00
6.705,00
Nhôm LME 3 tháng
USD/tấn
2.055,00
2.022,00
Kẽm LME 3 tháng
USD/tấn
2.245,00
2.259,00
Thiếc LME 3 tháng
USD/tấn
20.230,00
19.750,00
Ngô
US cent/bushel
367,50
394,25
Lúa mì CBOT
US cent/bushel
514,50
562,75
Lúa mạch
US cent/bushel
338,75
341,50
Gạo thô
USD/cwt
12,12
11,97
Đậu tương
US cent/bushel
1.036,75
1.022,50
Khô đậu tương
USD/tấn
390,40
365,00
Dầu đậu tương
US cent/lb
32,40
32,34
Hạt cải WCE
CAD/tấn
435,10
427,80
Cacao Mỹ
USD/tấn
2.883,00
2.797,00
Cà phê Mỹ
US cent/lb
186,75
196,35
Đường thô
US cent/lb
15,69
15,90

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb
127,50
131,10
Bông
US cent/lb
62,61
59,63
Lông cừu (SFE)
US cent/kg
-
-
Gỗ xẻ
USD/1000 board feet
322,90
319,90
Cao su TOCOM
JPY/kg
201,00
204,90
Ethanol CME
USD/gallon
1,88
1,83
T,Hải

Nguồn: Vinanet/Reuters. Bloomberg