menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa thế giới ngày 24/11: Dầu và kim loại sụt giảm sau vụ Đức bán trái phiếu

11:42 24/11/2011

Giá hàng hóa trên thị trường thế giới lúc đóng cửa phiên giao dịch 23/11 (kết thúc vào lúc rạng sáng 24/11) giảm sau khi nước tiêu thụ nguyên liệu hàng đầu thế giới – Trung Quốc – thông báo tăng trưởng sản xuất ở các nhà máy chậm lại, và việc trái phiếu Đức bán ra không hấp dẫn người mua gây lo ngại khủng hoảng nợ đang đe dọa nền kinh tế lớn nhât châu Âu này.
  
  
    * Đồng xuống thấp nhất 1 tháng, dầu Brent xuống duiwus 107 USD/thùng
    * Nhu cầu trái phiếu Đức thấp ảnh hưởng tới thị trwongf
    * HSBC: Chỉ số PMI tháng 11 sẽ dưới 50
    * CRB giảm 1,35%

(VINANET) – Giá hàng hóa trên thị trường thế giới lúc đóng cửa phiên giao dịch 23/11 (kết thúc vào lúc rạng sáng 24/11) giảm sau khi nước tiêu thụ nguyên liệu hàng đầu thế giới – Trung Quốc – thông báo tăng trưởng sản xuất ở các nhà máy chậm lại, và việc trái phiếu Đức bán ra không hấp dẫn người mua gây lo ngại khủng hoảng nợ đang đe dọa nền kinh tế lớn nhât châu Âu này.

Đô la Mỹ tăng giá cũng gây áp lực lên thị trường hàng hóa, nơi đồng giảm trở lại thấp nhất 1 tháng, và dầu thô Brent giảm giá tới 5 phiên trong vòng 6 phiên giao dịch vừa qua.

Chỉ số giá 19 nguyên liệu Reuters-Jefferies CRB giảm 1,35% so với một ngày trước đó, xuống 306,73, sau khi chạm mức thấp nhất hơn 1 tháng là 306,17.

Đức không đạt được mục tiêu doanh thu trong việc bán trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Cùng lúc, các chỉ số dịch vụ cùng với sản xuất của khu vực Châu Âu đều thu hẹp tháng thứ 3 liên tiếp khi cuộc khủng hoảng tốn nhiều giấy mực đang dẫn đẩy khu cực này dần đến suy thoái. Đồng thời, viện dầu khí Hoa Kỳ cho biết nguồn cung nhiên liệu động cơ tăng 5.42 triệu thùng vào tuần trước.

JPMorgan Chase điều chỉnh giảm mức dự báo về giá hàng hóa, với lý do các chính sách của Mỹ và châu Âu dường như thất bại trong việc vực các nền kinh tế này dậy, đem lại triển vọng u ám cho thị trường hàng hóa 6 tháng tới.

Vàng cũng giảm giá do chịu ảnh hưởng từ số liệu sản xuất yếu kém của Đức tháng thứ 2 liên tiếp.

Tại Trung Quốc, HSBC giảm số liệu về chỉ số quản lý sức mua xuống 48, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009, dấu hiệu cho thấy sản xuất công nghiệp tháng 11 sẽ suy giảm. Chỉ số này dưới 50 chứng tỏ sự suy thoái.

“Xu hướng chung rất mong manh và những số yếu yếu kém gây lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu”, nhà kinh tế khu vực của ngân hàng Barclays Capital ở Singapore, Prakriti Sofat cho biết.

Thị trường dầu mỏ tiếp tục giảm giá bởi chịu ảnh hưởng từ các số liệu kinh tế châu Âu, Trung Quốc và Mỹ, bôi đen triển vọng nhu cầu dầu toàn cầu.

Giá dầu thô Mỹ kỳ hạn tháng 1 giảm 1,9% xuống 96,17 USD/thùng, sau khi giảm 2,7% xuống mức thấp 95,35 USD/thùng phiên trước đó. Dầu Brent kỳ hạn tháng 1 giảm 1,8% xuống 107,02 USD/thùng, sau khi giảm 2% xuống chỉ 106,82 USD/thùng.

Mức chênh lệch giữa hợp đồng dầu Châu Âu và Mỹ dừng tại mức 11,48 USD.

Dầu thô Mỹ đã tăng tới gần 40% trong vòng 6 tuần tính tới 16/11, nhưng kể từ đó liên tục giảm.

Kim loại công nghiệp cũng giảm giá mạnh, trong đó đồng xuống mức thấp nhất một tháng, còn nhôm thấp nhất hơn 1 năm.

Đồng giảm giá 1,2% xuống 7.240 USD/tấn sau khi xuống thấp nhất một tháng, 7.168 USD/tấn, giảm 2,2%. Kim loại dùng trong ngành điện và xây dựng giảm 9% đầu tháng 11 tới nay.

Vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.694,69 USD/ounce, sau khi giảm 1,25% xuống mức thấp nhất một tháng trong tuần này. Tính từ đầu tháng 11 tới nay, giá vàng giảm khoảng 1%, sau khi tăng 5,5% trong tháng 1.

“Nếu giá vàng giảm xuống 1.600 USD, sẽ không ngạc nhiên nếu giá vàng tăng mạnh trở lại, bởi các nhà đầu tư vẫn ưa chuộng mặt hàng này”, Michael Matousek, quan chức cấp cao của U.S. Global Investors Inc cho biết.

Trên thị trường nông sản, giá cũng đồng loạt giảm. Lúa mì kỳ hạn tháng 12 giảm 2,5% xuống 5,79-1/4 USD/bushel, mức thấp nhất 5 tháng, sắp kết thúc tuần thứ 4 liên tiếp giảm bởi lo ngại về triển vọng khu vực đồng euro và nguồn cung dồi dào giá rẻ từ khu vực Biển Đen.

Đậu tương kỳ hạn tháng 1 tại Chicago giá giảm 2,7% xuống 11,22-1/2 USD/bushel, xuống thấp nhất 13 tháng.

Trung Quốc chiếm khoảng một nửa trong tổng xuất khẩu đậu tương và các sản phẩm đậu tương của Mỹ năm 2010 (trên 23 tỷ USD), theo số liệu từ Ủy ban Xuất khẩu Đậu tương Mỹ.

Trên thị trường hàng hóa mềm, đường giảm xuống thấp nhất 5 tháng rưỡi, trong khi cacao hồi phục nhẹ khỏi mức thấp nhất 2 năm rưỡi, còn cà phê biến động trái chiều.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so với đầu năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

96,33

-1,68

-1,7%

5,4%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

107,40

-1,63

-1,5%

 13,4%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,460

0,045

 1,3%

-21,5%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1695,90

-6,50

-0,4%

 19,3%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1692,89

-6,90

-0,4%

 19,3%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 327,90

-5,40

-1,6%

-26,3%

Đồng LME

USD/tấn

 7240,00

 -90,00

-1,2%

-24,6%

Dollar

 

 79,066

0,800

 1,0%

0,0%

CRB

 

306,730

 -4,200

-1,4%

 -7,8%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

588,75

 -10,25

-1,7%

 -6,4%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1122,50

 -30,50

-2,7%

-19,5%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

579,25

 -14,75

-2,5%

-27,1%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 231,60

-1,30

-0,6%

 -3,7%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2246,00

-4,00

-0,2%

-26,0%

Đường Mỹ

US cent/lb

23,09

-0,35

-1,5%

-28,1%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 31,884

 -1,067

-3,2%

3,1%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1557,30

 -13,20

-0,8%

-12,4%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 589,85

 -11,30

-1,9%

-26,6%

(T.H – Reuters)