menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hoá thế giới sáng 18-8: bạch kim và lúa mì tăng mạnh

09:44 18/08/2012

Các thị trường hàng hoá kết thúc tuần hầu hết tăng giá nhẹ. Thông tin tung dầu dự trữ chiến lược ra đẩy giá dầu thô giảm trở lại, trong khi bạo loạn ở Nam Phi khiến giá bạch kim tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp.
  
  
  • Tin Mỹ có thể xuất kho dự trữ chiến lược khiến giá dầu giảm
  • Platinum, palladium tăng do bạo loạn ở mỏ của Nam Phi
  • Lúa mì tăng mạnh dù Nga thông báo không cấm xuất khẩu
  • Khối lượng giao dịch ít

(VINANET)- Các thị trường hàng hoá kết thúc tuần (phiên 17-8, đóng cửa vào lúc rạng sáng 18-8) hầu hết tăng giá nhẹ. Thông tin tung dầu dự trữ chiến lược ra đẩy giá dầu thô giảm trở lại, trong khi bạo loạn ở Nam Phi khiến giá bạch kim tăng mạnh phiên thứ 2 liên tiếp.

Khối lượng giao dịch ít hơn khoảng 1/3 so với mức bình thường. Những hàng hoá như đồng, ngô và vàng tăng nhẹ so với khoảng giá gần đây, nhưng hầu hết các thương gia vẫn chỉ đứng ngoài thị trường chờ xem chính sách mới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương châu Âu, cũng như theo dõi tình hình vụ mùa của Mỹ.

19 nguyên liệu trong chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB tăng phiên thứ 4 liên tiếp, tăng 0,36%, kết thúc một tuần tăng. Tuy nhiên, chỉ số này không còn đà tăng mạnh như hồi tháng 7, khi hạn hán ở Mỹ và việc trừng phạt Iran đẩy CRB tăng tới 14% trong vòng 4 tuần.

Giá ngô tại Chicago kết thúc tuần gần như không thay đổi, và giảm so với mức đỉnh cao của tuần trước, bởi giá tăng quá nhanh đã khiến tiêu thụ sụt giảm. Đồng tăng 1,1% và vẫn quanh mức thấp nhất của năm nay do những số liệu kinh tế bi quan từ Trung Quốc gây lo ngại nhu cầu của nước tiêu thụ số 1 thế giới này sẽ giảm.

Những tài sản rủi ro khác tăng giá bởi tin Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ chính sách can thiệp của Ngân hàng Trung ương châu Âu giúp làm dịu lại những vấn đề của eurozone, cùng số liệu cho thấy xu hướng tiêu dùng tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tháng. S&P 500 đóng cửa cao gần kỷ lục 4 năm.

Tuy nhiên, nhiều thương gia vẫn lo ngại về những sự kiện sẽ đến trong những tuần tới, bao gồm cả bài diễn văn hàng năm của chủ tịch Fed, ông Ben Benarnke tại Jackson Hole cuối tháng 8 ngày, cũng như phán quyết của toà án vào ngày 12-9 về quỹ giải cứu khu vực đồng euro.

Tuần tới cũng có khả năng sẽ có một số thông tin quan trọng thể hiện quỹ đạo của nền kinh tế toàn cầu, như xuất khẩu của Nhật Bản, bán nhà sẵn có của Mỹ và một vài chỉ số PMI củ châu Âu.

Dầu tăng giá & thông tin xuất kho dự trữ chiến lược

Giá dầu Brent kỳ hạn tháng 10 phiên cuối tuần giảm 1,56 USD hay 1,4% xuống 113,71 USD/thùng do có tin Mỹ có thể tung dầu dự trữ chiến lược ra, và sản lượng dầu Biển Bắc sẽ tăng trở lại vào tháng 9 sau kỳ bảo dưỡng.

Nhà Trắng đang xem xét khả năng xuất kho dầu dự trữ chiến lược sau khi giá tăng mạnh gần đây.

Tuy nhiên, thông tin ngăn giá dầu giảm mạnh phiên cuối tuần là chủ tịch Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết các thị trường dầu mỏ hiện đang được cung cấp quá nhiều và không có lý do gì để các chính phủ xuất kho dự trữ chiến lược ra.

Kết thúc tuần, giá dầu Brent vẫn tăng tuần thứ 7 trong vòng 8 tuần qua, bởi có những dấu hiệu cho thấy việc trừng phạt Iran mạnh tay hơn đã làm giảm cung 1 triệu thùng/ngày.

Kim loại quý nhóm bạch kim tăng mạnh

Giá vàng ít biến động phiên cuối tuần, nhưng các kim loại quý nhóm bạch kim (PGMs) tăng phiên thứ 2 liên tiếp sau khi bạo loạn xảy ra ở mỏ khai thác lớn của Nam Phi gây lo ngại sẽ bị gián đoạn nguồn cung từ nước sản xuất bạch kim lớn nhất thế giới này.

Bạch kim tăng hơn 2% phiên cuối tuần, kết thúc 1 tuần tăng giá 5,5%, mạnh nhất kể từ tháng 2. Palladium tăng 4%, ngày tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 7.

Đã có 34 người đình công ở mỏ bạch kim Marikana của hãng Lonmin Plc's bị bắn chết sau gần 1 tuần bạo loạn. Lonmin là hãng sản xuất bạch kim lớn thứ 3 thế giới. Thiệt hại từ vụ bạo loạn này tới nay đã lên tới 15.000 ounce bạch kim, khối lượng không lớn nhưng có vẻ như chưa đến hồi kết.

Ngũ cốc tăng giá trở lại

Tại Chicago, giá lúa mì tăng phiên thứ 3 liên tiếp bởi lo ngại về sản lượng khu vực Biển Đen và kể cả của Australia. Những nỗ lực mới nhất của bộ trưởng Nông nghiệp Nga nhằm giảm bớt lo ngại về khả năng nước này sẽ tái áp đặt một lệnh cấm xuất khẩu như năm 2010 cũng không thể dập tắt dự đoán Moscow có thể hạn chế cung cấp.

Lúa mì kỳ hạn tháng 9 giá tăng 12-3/4 cents, hay 1,5% lên 8,74-1/2 USD/bushel. Đậu tương tăng 1,3 bởi nhu cầu mạnh.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so với đầu năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

96,18

 0,58

 0,6%

 -2,7%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

113,80

-1,47

-1,3%

6,0%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

2,719

 -0,005

-0,2%

 -9,0%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1619,40

 0,20

 0,0%

3,4%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1615,85

 1,55

 0,1%

3,3%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 341,95

 3,70

 1,1%

 -0,5%

Dollar

 

 82,535

0,178

 0,2%

3,0%

CRB

 

303,480

1,090

 0,4%

 -0,6%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

807,25

-0,25

 0,0%

 24,9%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1645,75

20,50

 1,3%

 37,3%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

894,50

12,75

 1,5%

 37,0%

Cà phê arabica

 US cent/lb

 163,20

 1,40

 0,9%

-28,5%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2442,00

42,00

 1,8%

 15,8%

Đường thô

US cent/lb

20,18

 0,03

 0,1%

-13,1%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 28,002

 -0,210

-0,7%

0,3%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1472,10

37,90

 2,6%

4,8%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 605,10

21,65

 3,7%

 -7,8%

(T.H – Reuters)