menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa thế giới sáng 18/11: Bán tháo mạnh nhất kể từ tháng 9

11:03 18/11/2011

Giá hàng hóa phiên giao dịch vừa qua (kết thúc vào rạng sáng 18/11 giờ VN) giảm mạnh nhất kể từ tháng 9, với dầu Mỹ giảm xuống dưới 100 USD/thùng, còn kim loại và ngũ cốc giảm mạnh nhất một tháng, bởi tâm lí căng thẳng lo ngại về những rủi ro.
  
  
   * Dầu và ngô giảm gần 4%, dầu xuống dưới 100 USD/thùng
  * Đồng giảm 3%, vàng giảm 2%
  * RJ-CRB giảm 2,5%, mức giảm mạnh nhất kể từ 30/9

(VINANET) – Giá hàng hóa phiên giao dịch vừa qua (kết thúc vào rạng sáng 18/11 giờ VN) giảm mạnh nhất kể từ tháng 9, với dầu Mỹ giảm xuống dưới 100 USD/thùng, còn kim loại và ngũ cốc giảm mạnh nhất một tháng, bởi tâm lí căng thẳng lo ngại về những rủi ro.

Dầu và ngô giảm khoảng 4%, đồng giảm 3% do các nhà đầu tư bán tháo sau khi có đánh giá rằng việc giải quyết khủng hoảng nợ eurozone không hề có tiến triển.

Ngay cả vàng, mặt hàng thường được coi là điểm đến an toàn nhất khi những thị trường khác suy giảm, cũng giảm giá trên 2% lúc đóng cửa phiên giao dịch, và chỉ hồi phục nhẹ vào lúc trưa nay 18/11. Bạc thậm chí giảm giá tới 7% và trở thành thứ kim loại quý có giá giảm mạnh nhất.

“Tất cả các hàng hóa đều cực kỳ nhạy cảm với các vấn đề liên quan tới châu Âu”, ông Lysu Paez Cortez, nhà phân tích hàng hóa của hãng Natixis ở London nhận định. "Ai cũng lo sợ sẽ những biến động này sẽ tác động xấu tới nhu cầu toàn cầu”.

Chỉ số giá 19 nguyên liệu Reuters-Jefferies CRB giảm trên 2,5% phiên vừa qua, mức giảm mạnh nhất kể từ 30/9.

Kết quả những đợt bán trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Pháp và Tây Ban Nha cho thấy chi phí đi vay của chính phủ 2 nước này đều tăng rõ rệt, gây lo ngại về một kỷ nguyên thắt lưng buộc bụng trong khu vực đồng euro và có thể sẽ có thêm nhiều đoàn người biểu tình xuống đường như đã và đang xảy ra ở Hy Lạp.

Phát biểu của tân thủ tướng Italia, Mario Monti, khiến người ta càng lo ngại về triển vọng ảm đạm của khu vực, khi ông nói rằng nước ông đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và ông không thể tưởng tượng được Liên minh Châu Âu sẽ tồn tại nếu đồng euro bị sụp đổ.

Tại Mỹ, các số liệu của Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 16/11 cho thấy tổng nợ liên bang của Mỹ đã vượt con số 15.000 tỷ USD trong bối cảnh các chính trị gia trong quốc hội vẫn tiếp tục tranh cãi về cách thức cắt giảm chi tiêu.

Số nợ vượt ngưỡng 15.000 tỷ USD được đưa ra giữa lúc một ủy ban chung giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Quốc hội, vốn được giao nhiệm vụ giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách, có dấu hiệu bế tắc khi thời hạn chót là ngày 23/11 đang đến gần. Nếu "siêu ủy ban" này không đạt được thỏa thuận, Quốc hội sẽ tự đưa ra các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách trong một năm tính từ thời hạn chót đó.
Trên thị trường dầu mỏ, giá dầu thô tại New York mất gần 4 USD xuống 99 USD/thùng, mất toàn bộ thành quả tăng 3 USD của phiên giao dịch trước.

Dầu Brent tại London cũng giảm gần 4 USD xuống dưới 109 USD/thùng.

Các nhà phân tích cũng đã lường trước điều này, sau khi giá dầu thô tăng liên tiếp từ mức thấp chỉ khoảng 75 USD hồi tháng 10 lên trên 100 USD phiên vừa qua. Họ nhận thấy đã đến lúc bán ra để thu lời về.

Ngô xuống mức thấp nhất 5 tuần, còn lúa mì thấp nhất 4 tháng, do nhu cầu đối với nông sản xuất khẩu từ Mỹ giảm mạnh, một phần do lo ngại về triển vọng ở châu Âu.

Giá ngô kỳ hạn tại Chicago giảm 4,4% xuống dưới 6,15 USD/bushel. Trong tháng, ngô đã mất giá gần 5%.

Xuất khẩu chậm khiến lượng tồn kho ngũ cốc tại Mỹ tăng mạnh.

Việc giá ngô Mỹ duy trì lâu ở mức tương đối cao cũng đã buộc nhiều hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi và các khách hàng khác phải tìm tới những nguồn cung thay thế. Ví du Nhật Bản đã mua khoảng 800.000 tấn ngô Ucraina thay vì ngô Mỹ vốn vẫn được ưa chuộng bấy lâu này.

Đồng kỳ hạn tại New York giảm giá 10,20 US cent hay gần 3% xuống dưới 3,39 USD/lb. Tính từ đầu tháng tới nay, đồng đã mất giá 7,1%.

“Các yếu tố cơ bản đối với đồng rất kahr quan, song lúc này điều đó đủ hỗ trợ giá tăng”, ông Neil Buxton, giám đốc quản lý của bộ phận tư vấn kim loại ThomsonReuters-GFMS

Metals Consulting cho biết.

Ông cho rằng để tài chính của các thị trường mạnh lên, EU cần phải thắt chặt trong một thời gian rất dài. Chỉ tới khi đó, các hàng hóa công nghiệp mới có cơ hội tăng giá.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

Giá

+/-

+/-(%)

+/-(so theo năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

98,87

-3,72

-3,6%

8,2%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

107,85

-4,03

-3,6%

 13,8%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,410

0,066

 2,0%

-22,6%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1720,20

 -54,10

-3,0%

 21,0%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1720,29

 -41,80

-2,4%

 21,2%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 338,25

 -10,20

-2,9%

-23,9%

Đồng LME

USD/tấn

 7540,00

-190,00

-2,5%

-21,5%

Dollar

 

 78,301

0,285

 0,4%

 -0,9%

CRB

 

314,520

 -7,990

-2,5%

 -5,5%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

614,50

 -28,25

-4,4%

 -2,3%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1168,25

 -19,50

-1,6%

-16,2%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

592,50

 -24,25

-3,9%

-25,4%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 232,15

-3,60

-1,5%

 -3,5%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2374,00

83,00

 3,6%

-21,8%

Đường Mỹ

US cent/lb

24,04

-0,48

-2,0%

-25,2%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 31,497

 -2,325

-6,9%

1,8%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1579,60

 -50,10

-3,1%

-11,2%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 603,70

 -50,75

-7,8%

-24,8%

(T.H – Reuters