menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hoá thế giới tuần 15-22/10: Giảm mạnh, chờ đợi kết quả cuộc họp EU

23:22 23/10/2011

Hàng hoá thế giới vừa qua một tuần biến động mạnh, chủ đạo là xu hướng giảm giá do tình hình ở châu Âu xấu đi, Tây Ban Nha bị hạ bậc tín nhiệm, khiến trong 5 phiên giao dịch thì có tới 4 phiên giá giảm hơn 1%.
  
  

(VINANET) – Hàng hoá thế giới vừa qua một tuần biến động mạnh, chủ đạo là xu hướng giảm giá do tình hình ở châu Âu xấu đi, Tây Ban Nha bị hạ bậc tín nhiệm, khiến trong 5 phiên giao dịch thì có tới 4 phiên giá giảm hơn 1%.

Phiên cuối tuần, kết thúc vào rạng sáng 22/10 giờ VN, giá hàng hoá hầu hết tăng, song không đủ bù đắp cho mức giảm những phiên trước đó.

Phiên cuối tuần, hy vọng vào kết quả hội nghị thượng đỉnh EU và việc đồng USD giảm giá xuống thấp kỷ lục so với yen Nhật khiến thị trường hàng hoá phấn chấn trở lại. Đồng tăng 6% sau khi giảm 7% phiên trước đó. Vàng cũng tăng. Chứng khoán phố Wall cũng tăng điểm bởi một sóo nhà đầu tư kỳ vọng sẽ có giải pháp tình thế cho cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài đã 2 năm. Tuy nhiên, giá dầu vẫn trong trạng thái giằng co, với dầu thô Mỹ tăng nhưng dầu Brent lại giảm.

Tính chung trong tuần, chỉ số 19 nguyên liệu CRB của Reuters giảm gần 2%.

Tuy nhiên, so với hồi đầu tháng, chỉ số này vẫn cao hơn trên 4%, sự hồi phục hiếm hoi kể từ tháng 9 – khi giảm tới 12% - giảm mạnh nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008.

Thị trường tuần qua cũng tập trung sự chú ý vào Trung Quốc trước khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chính thức công bố GDP quý III bởi Trung Quốc là nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới nên số liệu tăng trưởng kinh tế đang và sẽ tác động trực tiếp đến giá dầu và nhu cầu dầu mỏ trên thị trường.

Thông báo của Cục thống kê quốc gia Trung Quốc về việc GDP đã tăng thấp nhất trong vòng 2 năm qua vào quý III (chỉ tăng 9,1%) do nỗ lực kiềm chế lạm phát của Chính phủ cùng những bất ổn kinh tế tại Mỹ và châu Âu đã tác động xấu tới toàn bộ thị trường hàng hoá.

Tuy nhiên, tin Chính phủ hai nền kinh tế đầu tàu châu Âu là Đức và Pháp đã nhất trí mở rộng Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) lên mức 2.000 tỷ euro, nhen lên hy vọng các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ khu vực tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra vào ngày 23/10 tại Brúcxen.

Tuần qua thị trường dầu mỏ lên xuống đan xen nhau theo sau những kỳ vọng về những giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone và các số liệu từ Trung Quốc và Mỹ, hai nền kinh tế tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới.

Đầu tuần giá dầu ngọt nhẹ Niu Yoóc và dầu Brent biển Bắc đồng loạt đi xuống do cuộc họp G20 cuối tuần trước đó tại Paris đã thất bại trong việc trấn an tâm lý thị trường về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu và bất ổn tài chính tại châu Âu. Chốt phiên đầu tuần tại Niu Yoóc, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11/2011 giảm 42 US cent xuống 86,38 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 12/2011 còn giảm mạnh hơn, với 2,06 USD xuống 110,16 USD/thùng.

Giá dầu biến động trái chiều suốt hai phiên cuối tuần do các nhà đầu tư chờ đợi kết quả cuộc họp thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU bàn về các giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone.

Bộ Năng lượng Mỹ thông báo trong tuần kết thúc vào ngày 14/10, dự trữ dầu thô của nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm 4,7 triệu thùng, giảm mạnh so với dự báo giảm 1,1 triệu thùng của Dow Jones Newswires kéo giá dầu WTI tăng lên sau đó. Nhưng sau đó thị trường lại chìm xuống khi châu Âu không thống nhất được kế hoạch cứu trợ Eurozone, trong khi bức tranh kinh tế mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đưa ra lại khá u ám. Theo giới phân tích, thông tin về cái chết của nhà lãnh đạo Libi Moamer Kadhafi chỉ có tác động rất nhỏ tới giá dầu hiện tại, song nó cũng giúp loại bỏ một trong các nhân tố rủi ro đối với hoạt động sản xuất dầu mỏ tại Libya, giúp thị trường dầu thế giới ổn định hơn. Nhưng về lâu dài giá dầu khó có tăng mạnh bởi Libi sẽ tăng tốc hoạt động khai thác dầu, cải thiện nguồn cung.

Trước khi xảy ra cuộc chiến lật đổ Kadhafi đầu năm 2011, Libi sản xuất khoảng 1,4 triệu thùng dầu/ngày, loại dầu có chất lượng cao nhất, trong đó khoảng 85% được xuất sang châu Âu. Sự sụt giảm sản lượng dầu mỏ của Libi là một trong những nguyên nhân chính đẩy giá dầu Brent vượt xa giá dầu ngọt nhẹ Niu Yoóc.

Chốt phiên cuối tuần 21/10 giá dầu ngọt Niu Yoóc tăng 1,33 USD lên 87,40 USD/thùng, nhưng giá dầu Brent biển Bắc lại giảm 22 US cent xuống 109,56 USD/thùng.

Giá hàng hoá thế giới tuần 15-22/10:

Hàng hóa

ĐVT

Giá 22/10

Giá 15/10

+/-(so theo năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

87,64

87,29

 -4,1%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

109,96

114,69

 16,1%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,629

3,703

-17,6%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1636,10

1683,00

 15,1%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1638,99

1679,79

 15,5%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 322,30

 340,85

-27,5%

Đồng LME

USD/tấn

 7145,25

 7544,85

-25,6%

Dollar

 

 76,258

 76,591

 -3,5%

CRB

 

311,080

317,180

 -6,5%

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

649,25

640,00

3,2%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1212,25

 1270,00

-13,0%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

632,00

622,75

-20,4%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 244,85

 239,55

1,8%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2566,00

2671,00

-15,5%

Đường Mỹ

US cent/lb

26,48

27,93

-17,6%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 31,193

 32,173

0,8%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1503,70

1549,50

-15,4%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 618,25

 620,55

-23,0%

(T.H – Reuters)