menu search
Đóng menu
Đóng

Hàng hóa thế giới tuần 29/10-6/11: Giảm do tin xấu từ Hy Lạp

10:26 07/11/2011

Giá hàng hóa thế giới tuần qua nhìn chung giảm, do kế hoạch trưng cầu dân ý của Hy Lạp về gói cứu trợ của EU.
  
  

(VINANET) – Giá hàng hóa thế giới tuần qua nhìn chung giảm, do kế hoạch trưng cầu dân ý của Hy Lạp về gói cứu trợ của EU.

Mặc dù dầu Brent tăng giá 2% trong tuần qua và vàng tăng 1% song cũng không đủ sức kéo chỉ số CRB tăng. Chỉ số này đã giảm gần 1% trong tuần qua. Niềm tin của các nhà đầu tư lại một lần nữa hoảng loạn.

Phiên cuối tuần, kết thúc vào sáng 6/11, thị trường hàng hóa hầu như đứng yên, trước tin bỏ phiếu tín nhiệm ở Hy Lạp, song dầu và vàng vẫn lội ngược dòng tăng giá.

Chỉ số 19 nguyên liệu CRB Reuters-Jefferies kết thúc tuần giảm về 320,440, từ mức 323,070 một tuần trước đó.

Dầu thô New York phiên cuối tuần vững giá, song tăng trên 1% taiji London bởi

so với một tuần trước đó đã tăng trên 1% bởi tâm lý thở phào của các nhà đầu tư sau khi Hy Lạp từ bỏ kế hoạch trưng cầu dân ý về gói cứu trợ.

Thông tin Italia đã đồng ý cho IMF giám sát và tiến độ cải cách của EU đã khích lệ các nhà đầu tư thêm tin tưởng vào thị trường năng lượng.

Thông tin tích cực về thị trường việc làm Mỹ trong tháng 10 – thấp nhất trong vòng 6 tháng, là 9,0 – cũng hậu thuẫn đắc lực cho thị trường hàng hóa. Tháng 9, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 9,1%.

Dầu thô Mỹ phiên cuối tuần tăng 19 US cent hay 0,2% lên 94,26 USD/thùng. Tính chung trong tuần, giá tăng 94 US cent hay 1%, là tuần thứ 5 liên tiếp tăng.

Dầu thô Brent tăng 1% trong phiên cuối tuần và tăng 2% trong tuần qua, kết thúc ở 111,97 USD/thùng.

Giá dầu thô thế giới đang trong chuỗi tuần tăng giá dài nhất trong hơn 2 năm qua khi các nhà đầu cơ rằng kinh tế toàn cầu bắt đầu khởi sắc, sẽ kéo nhu cầu năng lượng tăng theo.

Theo thăm dò mới nhất của Tuần báo Năng lượng quốc tế có trụ sở tại Singapore (SIEW), cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đều mong muốn giá dầu thô ở châu Á ở trong khoảng 80-100 USD/thùng.

Mỹ là nước tiêu thụ dầu lớn nhất, với 19,1 triệu thùng mỗi ngày, hay 22% tổng tiêu thụ của thế giới. Liên minh châu Âu hiện chiếm khoảng 16% trong tổng nhu cầu dầu thế giới.

Khảo sát của Bloomberg với 31 thương nhân về xu hướng giá dầu tuần này thì 19 trong số đó, tương đương 61%, tin tưởng giá dầu sẽ giảm, 10 người hay 32% dự báo tăng và 2 ý kiến trung lập.

Vàng phiên cuối tuần giảm giá, song tính chung trong tuần vẫn tăng nhờ tăng mạnh liên 3 phiên giao dịch đầu tuần.

Phiên cuối tuần, vàng giao ngay giảm gần 0,5% xuống 1.755 USD/ounce. Tính chung trong tuần, vàng tăng gần 1%.

Theo đồ thị xu hướng giá Fibonacci, giá vàng sẽ còn tiếp tục giảm về 1.747 USD/ounce.

Giá đồng giảm vào ngày giao dịch cuối cùng của tuần qua, bởi triển vọng nhu cầu bị lu mờ bởi những lo ngại mới nảy sinh về gói cứu trợ của châu Âu trước thềm cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của Hy Lạp.

Báo cáo khả quan về thị trường lao động cũng không đủ để bù đắp cho sự ảm đạm đến từ châu Âu.

Giá đồng giảm cùng với sự sụt giảm của thị trường tài sản khác sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, chỉ một vài quốc gia trong nhóm các nền kinh tế hàng đầu G20 cam kết tham gia vào quỹ giải cứu khu vực đồng euro.

Giá đồng giao tháng 12 trên sàn Comex New York giảm 2,4 cents xuống 3,5645 USD/pound. Tính cả tuần này, giá đồng trên sàn Comex đã giảm 5,2%.

Giá đồng chuẩn giao 3 tháng trên sàn LME London, giảm 16 USD, xuống 7.869 USD/tấn. Trong tuần qua, giá hợp đồng này đã giảm 3,7%.

Thị trường lúa gạo thế giới tiếp tục tập trung chú ý vào Thái Lan, nơi chiếm khoảng 30% mậu dịch gạo toàn cầu và cũng là nơi lũ lụt có thể làm mất tới một phần tư sản lượng vụ chính và sẽ tác động tới loại lương thực chính của người dân châu Á.

Khả năng cung giảm do lũ lụt trầm trọng ở Thái Lan – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã hỗ trợ giá gạo châu Á tuần qua vững mặc dù hầu như không có khách hàng, ngoại trừ nhu cầu với gạo Ấn Độ.

Gạo 100% B của Thái Lan giá chào tăng lên 630 USD/tấn, không thay đổi so với một tuần trước.

Thái Lan tiếp tục gồng mình chống lại trận lũ lụt tồi tệ nhất trong vòng 50 năm, làm gián đoạn hoạt động vận tải, buộc các nhà xuất khẩu phải hoãn giao nhận hàng. Một số nhà xuấ khẩu có thể buộc phải tuyên bố bất khả kháng nếu tình trạng hiện nay không sớm được cải thiện.

Lũ lụt cho tới nay đã gây thiệt hại khoảng 6 triệu tấn lúa của Thái, khiến vụ lúa chính – đang thu hoạch sẽ bị giảm từ 25 triệu tấn xuống chỉ khoảng 19 triệu tấn.

“Sau trận lụt, giá có thể sẽ tăng hơn nữa vì nguồn cung giảm khá nhiều, và chính phủ sẽ tăng cường thu mua theo chương trình can thiệp để hỗ trợ nông dân”, ông Chookiat Ophaswongse, chủ tịch danh dự của Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái Lan cho biết.

Chính phủ Thái Lan – nắm quyền từ tháng 8 – đã bắt đầu kế hoạch thu mua lúa gạo can thiệp từ ngày 7/10, nhưng đã bị gián đoạn từ lâu do lũ lụt.

Theo kế hoạch, giá thu mua lúa sẽ là 15.000 baht (485 đô la)/tấn. Các thương gia lo ngại với mức ấy thì giá xuất khẩu sẽ lên tới 850 USD/tấn (bao gồm các chi phí khác), gấp rưỡi mức 530 đô la hồi cuối tháng 6 (trước cuộc bầu cử) và 550 USD/tấn hồi cuối năm ngoái.

Giá gạo Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, tăng nhẹ bởi tâm lý lo ngại lũ lụt ở Thái sẽ làm khan hiếm nguồn cung toàn cầu. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam rất vắng vẻ bởi lượng dự trữ không còn nhiều.

Gạo 5% tấm của Việt Nam – nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, hiện giá 575 USD/tấn, so với mức 570-580 đô la một tuần trước.

Gạo 25% tấm giá hiện 545 USD/tấn, so với 545-550 đô la một tuần trước.

Một nhà xuất khẩu cho biết: “Không có hợp đồng nào được ký kết lúc này vì giá gạo Việt Nam quá cao”, và thêm rằng khách hàng đang hướng tới những nguồn cung giá rẻ hơn như Ấn Độ.

Gạo Ấn Độ được chào giá 460-470 USD/tấn, rẻ hơn so với cả gạo Thái Lan và Việt Nam.

Cơ quan Thu mua Quốc gia Indonesia, Bulog, cho biết họ đang thương lượng với Ấn Độ về khả năng mua 500.000 tấn, kỳ hạn giao có thể tới tháng 2/2012.

Sản lượng lúa Indonesia năm nay dự kiến sẽ chỉ đạt 65,4 triệu tấn, thấp hơn 3,9% so với mức dự tính ban đầu, và cũng thấp hơn 1% so với năm ngoái.

Dự báo

Việc Hy Lạp từ bỏ kế hoạch trưng cầu dân ý sẽ hỗ trợ giá hàng hóa tuần này hồi phục, tuy nhiên xu hướng hồi phục không bền vững, bởi G20 chưa đưa ra được giải pháp nào mới hữu hiệu cho khủng hoảng nợ khiến giới đầu tư lo ngại về nhu cầu hàng hóa trong tương lai sẽ giảm. G20 thất bại trong việc tăng quỹ tài chính cho IMF, dập tan hy vọng rằng sẽ có thêm viện trợ cho các quốc gia châu Âu.

Hàng hóa

ĐVT

Giá 6/11

Giá 29/11

+/-(so theo năm)

Dầu thô WTI

USD/thùng

94,38

93,36

3,3%

Dầu thô Brent

 USD/thùng

112,27

109,97

 18,5%

Khí thiên nhiên

 USD/gallon

3,783

3,923

-14,1%

Vàng giao ngay

 USD/ounce

1756,10

1747,20

 23,5%

Vàng kỳ hạn

USD/ounce

1754,09

1742,09

 23,6%

Đồng Mỹ

US cent/lb

 356,45

 370,60

-19,8%

Đồng LME

USD/tấn

 7869,85

 8168,50

-18,0%

Dollar

 

 76,915

 75,041

 -2,7%

CRB

 

320,440

323,070

 -3,7%

Gạo Thái Lan, 100% B

USD/tấn

630

630

 

Gạo VN, 5% tấm

USD/tấn

575

570-580

 

Ngô Mỹ

 US cent/bushel

655,75

655,00

4,3%

Đậu tương Mỹ

 US cent/bushel

 1212,50

 1217,00

-13,0%

Lúa mì Mỹ

US cent/bushel

636,75

644,50

-19,8%

Cà phê Mỹ

 US cent/lb

 230,20

 235,15

 -4,3%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2697,00

2748,00

-11,1%

Đường Mỹ

US cent/lb

25,57

26,15

-20,4%

Bạc Mỹ

 USD/ounce

 34,084

 35,288

 10,2%

Bạch kim Mỹ

USD/ounce

1626,80

1637,60

 -8,5%

Palladium Mỹ

USD/ounce

 655,30

 668,35

-18,4%

(T.H – Reuters)