menu search
Đóng menu
Đóng

ICSG: thị trường đồng toàn cầu thâm hụt 16.000 tấn trong quý I

15:19 24/06/2011

Theo số liệu mới nhất từ Tập đoàn Nghiên cứu Đồng Quốc tế (ICSG) thị trường đồng toàn cầu đưa ra điều chỉnh thâm hụt theo mùa 16 nghìn tấn trong quý I so với thặng dư 42 nghìn tấn năm trước.
  
  

Theo số liệu mới nhất từ Tập đoàn Nghiên cứu Đồng Quốc tế (ICSG) thị trường đồng toàn cầu đưa ra điều chỉnh thâm hụt theo mùa 16 nghìn tấn trong quý I so với thặng dư 42 nghìn tấn năm trước.

Trong quý I thế giới sử dụng đồng tăng 2,4% thành 4,73 triệu tấn so với 4,62 triệu tấn năm trước do tăng trưởng 90% ở Nga và tăng khoảng 4% tại EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã bù đắp cho sự sụt giảm 6% tại Trung Quốc.

ICSG cho biết sự sụt giảm hiển nhiên của Trung Quốc ảnh huởng tới việc giảm 31% nhập khẩu ròng so với quý đầu năm 2010 trong khi sự gia tăng trong việc sử dụng rõ ràng ở Nga phản ánh sự sụt giảm 65% trong xuất khẩu ròng.

Trên cơ sở khu vực, việc sử dụng tăng 2,1% tại Châu Phi, 4,6% tại Châu Mỹ, 10,9% tại Châu Âu và 35% tại Châu Đại Dương nhưng sụt giảm 1,6% tại Châu Á.

Sản lượng khai thác toàn cầu tăng 2,5% thành 3,88 triệu tấn so với 3,78 triệu tấn. Sản xuất tinh quặng tăng 3,8% trong khi sản lượng theo công nghệ SX-EX giảm 2,4%.

Một phần, sự gia tăng tương đối phản ánh hoạt động hạn chế đã giảm sản lượng trong năm 2010 tại Australia và Mexico.

Sản lượng tại Chile - nước sản xuất hàng đầu thế giới sụt giảm 0,7% và sản lượng tại Hoa Kỳ giảm 3,5%, Indonesia giảm 18%, Cộng hoà Dân chủ Congo giảm 16%.

Dựa trên cơ sở các khu vực, sản lượng khai thác tăng 1,2% tại Châu Mỹ, 7% tại Châu Âu và 24% tại Châu Đại Dương nhưng giảm 1% tại cả Châu Phi và Châu Á. Tỷ lệ sử dụng công suất khai thác toàn cầu nhích lên 77,9% từ 77,6%.

Sản lượng tinh chế thế giới trong quý I tăng 1,5% thành 4,70 triệu tấn từ 4,63 triệu tấn. Sản lượng căn bản tăng 1,2% và sản lượng thứ cấp (từ phế liệu) tăng 2,7%.

Sản lượng tăng 71% tại Australia (phục hồi từ mức thấp năm 2010), 11% tại Trung Quốc và 6% tại Ấn Độ đã một phần bù cho sự sụt giảm ở Chile (-3,5%), Hoa Kỳ (-12%), Canada (-27%) và Nhật Bản (-12%)

Tỷ lệ công suất sử dụng sản xuất tinh chế giảm xuống 78,2% từ mức 78,8%.

Theo Business News Americas