menu search
Đóng menu
Đóng

Lạm phát tăng tại các nước sản xuất hàng dệt may

12:55 19/06/2008

Lạm phát đang tăng lên tại các nước sản xuất hàng dệt may cùng với nguy cơ chi phí nhân công còn tăng tiếp. Mới đây lại xảy ra các cuộc biểu tình của công nhân dệt may tại Bangladesh phản ứng trước việc giá tiêu dùng tăng cao.

Các hiệp hội công nhân ngành dệt may đang yêu cầu được tăng lương sau khi giá cả liên tục leo thang.

Ở Việt Nam, nhiều cuộc biểu tình từng xảy ra tại các nhà máy có vốn nước ngoài, chủ yếu là các nhà máy sản xuất giày và các sản phẩm khác. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng may mặc nước ta vẫn tiếp tục tăng mạnh nhờ việc Trung Quốc bị mất đi khả năng cạnh tranh trên phân đoạn thị trường hàng may mặc giá rẻ của thị trường hàng may mặc nhập khẩu toàn cầu.

Các nước châu Á khác cũng đang phải đối mặt với tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng mạnh và phải đưa ra những lựa chọn khó khăn để bảo vệ đời sống cho các công nhân nghèo.

Đứng trước tình hình này, một loạt các nước vẫn muốn được bảo trợ các mặt hàng thiết yếu như gas, gạo hoặc bánh mỳ, điển hình là ở Ai Cập. Tuy nhiên, chi phí cho những chính sách kinh tế kiểu này có thể sẽ nhanh chóng vượt quá khả năng, nhất là khi giá dầu thô lên đến các mức vô cùng cao trong tháng Năm.

Chính phủ các nước đang cố gắng hạn chế tăng lương để tránh tính trạng lương, giá tăng theo hình xoắn ốc mà có thể đẩy lạm phát lên các mức cao hơn.

 Một giải pháp được tính đến là bảo trợ các sản phẩm cho người nghèo, còn những đối tượng khác vẫn phải mua bán các sản phẩm theo giá thị trường thực tế.

Tại Ấn Độ, theo báo cáo chính thức mới nhất, lạm phát hiện đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm qua.

Tại Indonesia cũng như ở các nước khác trên thế giới, việc giá thực phẩm tăng đã khiến nhu cầu nội địa về hàng dệt may giảm xuống, giảm 27% trong quý đầu của năm 2008.

Tại Ấn Độ, hoạt động bán lẻ hàng dệt may cũng bị tác động tiêu cực.

Theo Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF, giá cả hiện đang tăng lên nhanh chóng tại Việt Nam, Sri Lanka hoặc Ai Cập trong khi tỉ lệ lạm phát tại Thái Lan, Philippines và Morroco vẫn tương đối thấp.

(Theo Vinatex)

Nguồn:Internet