menu search
Đóng menu
Đóng

Nhập khẩu phân bón tăng mạnh trở lại trong tháng 3/2011

11:16 26/05/2011

Theo số liệu thống kê, trong tháng 3/2011 nhập khẩu phân bón của Việt Nam tăng mạnh trở lại, đạt 396 nghìn tấn, với kim ngạch 143 triệu USD; tăng mạnh 198,57% về lượng và tăng 247,73% về kim ngạch so với tháng trước; còn so với cùng kỳ năm trước cũng tăng 103% về lượng và tăng 133,47% về kim ngạch.
 
 

Theo số liệu thống kê, trong tháng 3/2011 nhập khẩu phân bón của Việt Nam tăng mạnh trở lại, đạt 396 nghìn tấn, với kim ngạch 143 triệu USD; tăng mạnh 198,57% về lượng và tăng 247,73% về kim ngạch so với tháng trước; còn so với cùng kỳ năm trước cũng tăng 103% về lượng và tăng 133,47% về kim ngạch.

Tính đến hết quý 1/2011, tổng lượng phân bón nhập khẩu của nước ta đạt 806,4 nghìn tấn với kim ngạch đạt xấp xỉ 289,8 triệu USD; giảm 14,46% về lượng và giảm nhẹ 1,04% về kim ngạch so với quý 1/2010.Tuy nhập khẩu phân bón giảm trong quý 1/2011, nhưng sản xuất tại thị trường nội địa vẫn tăng mạnh, theo thông tin từ Bộ Công Thương sản lượng các loại phân bón đều tăng đáng kể, trong đó: phân Urea ước đạt 393,6 nghìn tấn tăng 18,3%; phân lân ước đạt 393,6 nghìn tấn tăng 2,6%; phân NPK ước đạt 440,9 nghìn tấn tăng 37,9%; phân DAP tăng tới 66,3%, đạt khoảng 48,2 nghìn tấn.

Trong tháng 3/2011, SA vẫn là chủng loại phân bón được nhập khẩu nhiều nhất, tăng 157,86% về lượng và tăng 188,54% về kim ngạch so với tháng trước, đạt 124,41 nghìn tấn với kim ngạch 24,63 triệu USD. Bên cạnh đó, nhập khẩu các chủng loại phân bón khác cũng tăng mạnh. Tăng mạnh nhất là chủng loại NPK, tăng 1.094% về lượng và 957,35% về kim ngạch đạt 24,82 nghìn tấn, kim ngạch 10,43 triệu USD; tiếp đến là DAP đạt 61,97 nghìn tấn, tăng 550,7%, kim ngạch là 38,06 triệu USD, tăng 631,36%....

Mặc dù trong tháng 3/2011 nhập khẩu phân bón các loại của nước ta đạt mức tăng trưởng cao, nhưng tính đến hết tháng 3/2011, duy nhất chỉ có mặt hàng Kali và tăng 48,25% về lượng và tăng 50,05% về kim ngạch; còn lại các chủng loại khác đều sụt giảm. Theo đó, chủng loại NPK giảm nhiều nhất, giảm 63,49% về lượng và giảm 58,82% về kim ngạch, đạt 35,74 nghìn tấn, với kim ngạch 15,07 triệu USD; Urea giảm 53,97% về lượng và giảm 45,14% về kim ngạch, đạt 140,4 nghìn tấn với kim ngạch 52,53 triệu USD; SA gảim 4,89% về lượng tăng 29,88% về kim ngạch, đạt 230 nghìn tấn kim ngạch 43,44 triệu USD…

Chủng loại phân bón nhập khẩu tháng 3 và quý I/2011

(Lượng: tấn; Kim ngach: 1.000 USD)

Chủng loại
T3/2011
So T2/2010
So T3/2010
3T/2011
So 3T/ 2010
L
KN
L
KN
L
L
KN
L
KN
L
Tổng
396.032
143.048
198,57
247,73
103,00
129,67
806.409
289.884
-14,46
-1,04
Urea
84.040
31.609
220,91
230,02
114,84
171,67
140.402
52.532
-53,97
-45,14
NPK
24.821
10.436
1.094
957,35
5,40
13,32
35.743
15.069
-63,49
-58,82
DAP
61.979
38.060
550,70
631,36
101,06
164,62
121.672
71.334
-13,66
18,44
SA
124.409
24.630
157,86
188,54
115,00
179,32
230.717
43.449
-4,89
29,88
Kali
60.145
26.993
145,61
148,67
74,75
94,85
178.440
77.256
48,25
50,05

Năm 2012: Sẽ bình ổn được giá phân bón

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông, Bộ Công Thương và Tổng công ty phân đạm và hóa chất dầu khí (PVFC Co) đã tổ chức hội nghị bình ổn thị trường phân bón. Theo thống kê của Cục Trồng trọt, tổng nhu càu phân bón các loại của cả nước vào khoảng 9,1 triệu tấn, trong đó sản xuất khẩu trong nước chỉ đáp ứng được trên 6 triệu tấn, còn lại phải nhập khẩu.

Riêng đối với loại phân bón quan trọng nhất là Urea, hiện nay chỉ mới có 2 nhà máy là Đạm Hà Bắc và Đạm Phú Mỹ cung ứng được 54% nhu cầu mà vẫn đang phụ thuộc vào nhập khẩu. Từ năm 2010 đến nay, giá phân bón thế giới đã liên tục tăng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong nước, trong đó có nhiều thời điểm thiếu hụt sản lượng và tăng giá ảo.

Trong đó, phân bón là một trong những mặt hang thuộc danh mục bình ổn giá, phải thực hiện các biện phá do Nhà nước áp dụng khi giá cả biến động bất thường. Tuy nhiên, do việc quản lý, điều hành giá, triển khai các biện pháp bình ổn còn yếu kém nên thời gian qua thị trường phân bón vẫn còn nhiều biến động. Bên cạnh đó, mạng lưới cung ứng phân bón đến tay nông dân còn chồng chéo, hiện tượng liên minh độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, hàng giả….vẫn tồn tại thường xuyên nên đã gây ảnh hưởng đến lợi ích nông dân.

Cung cầu phân Urea trong vụ hè thu sắp tới sẽ cân bằng ở mức 600.000 tấn, tuy nhiên với giá thành nhập khẩu bình quân 9.200- 9.500 đồng/kg, dự báo giá phân Urea đến tay nông dân vào khoảng 9.500- 10.000 đồng/kg.

Từ năm 2012 trở đi, các dự án sản xuất Urea trong nước ở Cà Mau, Ninh Bình sẽ đi vào hoạt động, khi đó sẽ đáp ứng đủ nhu cầu thị trường và góp phần bình ổn về chất lượng, số lượng và giá cả.

 

Nguồn:Vinanet