menu search
Đóng menu
Đóng

Nhiều nhà máy đang rời bỏ Trung Quốc

14:48 18/05/2010
Thiếu hụt lao động tại Trung Quốc đang xén bớt lợi nhuận của các nhà xuất khẩu, vốn đang chuyển dịch sang Việt Nam, Ấn Độ và những nơi khác.

Thiếu hụt lao động tại Trung Quốc đang xén bớt lợi nhuận của các nhà xuất khẩu, vốn đang chuyển dịch sang Việt Nam, Ấn Độ và những nơi khác.

Do chi phí gia tăng tại Đài Loan cách đây 2 thập niên, Ben Fan đã chuyển nhà máy thiết bị chiếu sáng của mình sang Trung Quốc để tận dụng lợi thế lao động rẻ. Hiện giờ, tiền lương tại Trung Quốc đang gia tăng, ông chủ lại di chuyển một lần nữa. “Giống hệt như những gì đã xảy ra tại Đài Loan,” ông Fan, Chủ tịch hãng Neo-Neon cho biết. Công ty này chuyên bán đèn và các phụ tùng chiếu sáng cho cácc nhà bán lẻ lớn bao gồm Home Depot (HD), Target (TGT), và Wal-Mart (WMT). "Người Trung Quốc không muốn làm việc trong các nhà xưởng nữa."

Vì vậy ông Fan đang mở rộng nhà máy của mình tại Việt Nam, nơi có chi phí lương khoảng 100 đôla/tháng, chỉ bằng 1/3 mức ông phải trả tại Trung Quốc. Ông dự định chuyển 85% hoạt động sản xuất sang Việt Nam và tính đến tháng 12 này ông sẽ có khoảng 8.000 công nhân tại Việt Nam, tăng mạnh từ mức 300 cách đây 1 năm và chỉ còn khoảng 5.000 tại Trung Quốc, giảm từ mức 25.000 trong năm 2008.

Trong suốt 2 năm qua, hàng triệu việc làm đã chuyển dịch sâu vào nội địa Trung Quốc hoặc những nơi khác tại châu Á do các chủ nhà máy cố gắng cắt giảm chi phí. Tại Quảng Đông, tỉnh xuất khẩu hàng đầu Trung Quốc, chi phí lương đã hầu như tăng gấp đôi trong 3 năm qua và hơn phân nửa số nhà máy đã không thể tìm ra đủ lượng công nhân.

Số lượng di dân tới các tỉnh duyên hải làm việc đã giảm 9% trong năm ngoái xuống còn 91 triệu người. “Việc thiếu hụt lao động sẽ chỉ ngày càng tồi tệ hơn,” theo ông Willy Lin, Chủ tịch Hội đồng Dệt Hong Kong.

Các chủ nhà máy than phiền chi phí lương cao hơn đang hủy hoại lợi nhuận, nhất là khi các khách hàng của họ tiếp tục ép họ giảm giá thêm. “Wal-Mart sẽ không nâng giá họ phải thanh toán cho chúng tôi,” ông Poh-Heng Toh, Tổng giám đốc hãng sản xuất gấu bông teddy là Lovely Creations cho biết. Một nhà cung ứng cho Wal-Mart khác là hãng sản xuất nữ trang Proft Grand đã phải cắt giảm lượng nhân viên từ 600 xuống còn 450 vì họ không thể tìm ra công nhân với mức lương họ muốn trả, theo Chủ tịch Hsu Chi Lin.

Chi phí lương đã tăng từ 2% tổng chi phí cách đây một thập niên lên tới 12% hiện thời trong khi lợi nhuận thuần đã giảm từ 15% xuống còn 8%. Các chủ nhà máy này cũng lo ngại việc nâng giá đồng nhân dân tệ. Đồng nhân dân tệ đã tăng 21% so với đồng đôla kể từ năm 2005 và nhiều nhà kinh tế đã dự báo sẽ tăng thêm 5% trong năm nay.

Trong khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc – khoảng 11,9% trong quí đầu, là một yếu tố gây thiếu hụt lao động và việc thiếu hụt này không chắc sẽ biến mất một khi nên kinh tế nguội bớt đi. Chính sách 1 con có nghĩa là ít người hơn tham gia vào lực lượng lao động. Các ưu đãi thuế cho nông dân và trợ cấp cho các công ty thành lập tại những vùng sâu trong nội địa đã cho phép nhiều người hơn tìm việc ở gần nhà. Và một lãnh vực dịch vụ đang tăng trưởng có nghĩa là nhiều cơ hội hơn đang nằm ngoài các cổng nhà máy.

“Thế hệ trẻ hơn đang cố gắng tìm việc dễ dàng hơn nhiều, phục vụ trong các nhà hàng hoặc làm việc trong các siêu thị,” ông Charles Yang, Tổng giám đốc hãng Giày Apache đang gia công giày cho Adidas nói.

Nhiều công ty đang tìm cách cắt giảm bớt chi phí. Hãng điện tử khổng lồ Foxconn Technology chuyên sản xuất iPhone cho Apple và điện thoại cho hãng Motorola đã khai trương các nhà máy mới ở miền bắc và miền tây Trung Quốc. Hãng sản xuất giày Apache đã chuyển những công việc đơn giản như may mũ giày đế mềm từ Quảng Đông tới những vùng xa trong nội địa. Apache cũng đang mở rộng nhà máy tại Chennai, Ấn Độ và sẽ sản xuất khoảng phân nửa số giày tại đây trong vòng 5 năm nữa. Lực lượng lao động người Hoa sẽ sớm giảm xuống dưới mức 10.000, từ mức 18.000 cách đây 2 năm, theo ông Yang.

Không ai dự kiến hoạt động sản xuất sẽ biến mất khỏi vùng duyên hải. Các mạng lưới các nhà cung ứng cho các ngành từ dệt đến hàng điện tử, các nhà sản xuất nút, dây kéo, dây điện, bộ nối và nhiều thư khác – không thể sao chép dễ dàng ở những nơi khác. Nhiều công ty có kế hoạch giữ lại các công việc phức tạp hơn ở vùng miền đông Trung Quốc và chuyển các công việc cơ bản tới những nơi khác. Chẳng hạn Neo-Neon dự kiến sẽ nâng cao sản lượng đèn LED tại Trung Quốc mặc dù mở rộng sản xuất tại Việt Nam.

 

(Nguồn: ITPC)