menu search
Đóng menu
Đóng

Nhu cầu nhôm của Trung Quốc tăng 15%

16:36 19/05/2011
Giám đốc điều hành công ty Alcoa Inc , ông Klaus Kleinfeld cho biết nhu cầu nhôm của Trung Quốc tăng 15% trong năm nay và công ty sẽ hoạt động để tăng sản xuất tại nước tiêu thụ kim loại đứng đầu thế giới này và tăng nỗ lực hợp tác khác.

Giám đốc điều hành công ty Alcoa Inc <AA.N>, ông Klaus Kleinfeld cho biết nhu cầu nhôm của Trung Quốc tăng 15% trong năm nay và công ty sẽ hoạt động để tăng sản xuất tại nước tiêu thụ kim loại đứng đầu thế giới này và tăng nỗ lực hợp tác khác.

Thứ sáu tuần trước, Alcoa – nhà sản xuất nhôm lớn nhất Hoa Kỳ thông báo rằng họ đã ký thoả thuận với ngân hàng phát triển Trung Quốc (CDB) để hợp tác với các công ty Trung Quốc về nhôm và các dự án liên quan tại Trung Quốc, nước ngoài và không cho biết thêm chi tiết.

Kleinfeld cho biết trong cuộc phỏng vấn của Reuter rằng việc ưu tiên đã quy định trong kế hoạch 5 năm của Trung Quốc là tăng giá trị gia tăng công ăn việc làm tại các ngành công nghiệp sản xuất.

Với 40% nhu cầu của thế giới, Trung Quốc là nước tiêu thụ nhôm lớn nhất thế giới. Hiện tại nước này tự cung cấp đủ, nghĩa là tiêu thụ ngang bằng với sản xuất.

Trung Quốc nhập khẩu khoảng 40% bauxite bởi vì 20 đến 30% nguyên liệu thô khai thác tại Trung Quốc từ các mỏ dưới lòng đất chất lượng thấp, thay vì các mỏ chất lượng cao hơn được tìm thấy gần bề mặt ở những nới khác trên thế giới. Sau khi khai thác, bauxite được chuyển thành ôxít nhôm, vật liệu trung gian để sản xuất nhôm. Thêm vào đó Kleinfeld cho biết gần như tất cả các nhà máy luyện ôxít nhôm là đốt than và bản thân than có vấn đề chất lượng.

Khi Alcoa tăng lên 4 cơ sở của mình tiêu thụ trong lĩnh vực ô tô, in bản thạch, xây dựng và điện tử tại Trung Quốc, ông nói “chúng tôi đang sản xuất giá trị gia tăng công ăn việc làm và nó cần ít năng lượng hơn bề nổi của các doanh nghiệp (khai thác, tinh chế và luyện kim)”

Không thực sự có ý nghĩa nhiều đối với Trung Quốc để xây dựng ngành công nghiệp nhôm trong nước. Nó có ý nghĩa nhiều hơn để xem xét cơ hội xây dựng ở những nơi khác và mang nhôm trở lại vào Trung Quốc, để lại năng lượng cho Trung Quốc xây dựng các ngành công nghiệp sạch hơn và nhiều giá trị gia tăng hơn.

Đối với doanh nghiệp nhôm của mình, Kleinfeld nhấn mạnh rằng Alcoa không mất khách hàng bằng cách chuyển giá hợp đồng dài hạn thành theo dõi chỉ số ôxít nhôm, thay vì một thực tế nhiều thập kỷ qua của giá nguyên liệu trung gian như là một tỷ lệ phần trăm của kim loại sàn trao đổi kim loại London.

Bình luận về mức tồn kho nhôm kỷ lục trên kho LME hôm thứ hai, Kleinfeld cho biết “trên thực tế nó không tăng dự trữ, chỉ tăng nguồn dự trữ có thể nhìn thấy” với phần lớn các kim loại được nhập kho với giá rẻ và sau đó dùng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay tài chính.

Trong khi hàng tồn kho giữ lại ở các thoả thuận cấp vốn đã giữ nguồn cung cấp nhôm toàn cầu thắt chặt cùng một lúc do nhu cầu tăng lên, sự sắp đặt này chỉ có thể khi lãi suất thấp. Khi được hỏi liệu lãi suất cao hơn có dẫn đến kim loại nhanh chóng rời kho và làm giá nhôm giảm, Kleinfeld trả lời “không”. Ông nói “lãi suất sẽ tăng nếu phát triển kinh tế tổng hợp tăng. Trong trường hợp đó bạn sẽ có thể thấy nhu cầu tăng lên ở mức độ lớn hơn” sẽ giữ giá cao.

Tại Nhật Bản, tốc độ tăng trưởng và do đó nhu cầu đối với nhôm có thể lên đỉnh cao trong năm tới do công cuộc tái thiết bắt đầu sau động đất và sóng thần 9 tuần trước.

Theo Reuters