menu search
Đóng menu
Đóng

Sản lượng hạt cải dầu của Châu Âu có thể tụt nhanh “báo động”

15:21 23/05/2011
Tổ chức hạt có dầu thế giới cho biết sản lượng hạt cải dầu của Liên minh Châu Âu có thể sụt giảm với “tỷ lệ đáng báo động” năm tới xuống mức thấp nhất trong 3 năm do thời tiết băng giá và khô hạn làm giảm sản lượng.

VINANET - Tổ chức hạt có dầu thế giới cho biết sản lượng hạt cải dầu của Liên minh Châu Âu có thể sụt giảm với “tỷ lệ đáng báo động” năm tới xuống mức thấp nhất trong 3 năm do thời tiết băng giá và khô hạn làm giảm sản lượng.

Sản lượng hạt cải dầu có thể giảm xuống 19,5 triệu tấn trong năm bắt đầu từ 1/7, giảm 5,2% so với năm trước đó. Dự trữ sẽ giảm 16% xuống 1,08 triệu tấn. Tổ chức hạt có dầu thế giới cho biết thời tiết khô hạn tại Pháp và Đức, nước sản xuất hạt có dầu lớn nhất Châu Âu sẽ gây thiệt hại về sản lượng.

Giá hạt cải dầu kỳ hạn giao tháng 6 tăng 1,80 CAD tương đương 0,3% thành 556,60 CAD/ tấn (572,35 USD) lúc đóng cửa hôm 17/5 trên sàn giao dịch ICE Futures Canada. Giá đã tăng lên 47% trong năm qua, sẽ vượt qua đậu tương trong giai đoạn ngắn hạn.

Chế biến hạt cải dầu cũng sẽ giảm 2,7% xuống mức thấp nhất trong 3 năm, người dùng sẽ đối mặt với nguồn cung cấp hạn hẹp và phải đấu tranh để trang trải những yêu cầu của họ. Nhập khẩu từ Bắc Mỹ hoặc Đông Âu có thể được yêu cầu để bù cho tình trạng thiếu hụt.

Thời tiết ẩm ướt làm chậm gieo trồng hạt cải dầu mùa đông hầu như tại Đức và Ba Lan vào tháng 8 và tháng 9. Trong 6 tuần qua, thời tiết khô hạn góp phần vào thiệt hại không thể đảo ngược tới vụ mùa hạt cải dầu tại một số vùng của Liên minh Châu Âu.

Vụ thu hoạch của Đức được dự kiến giảm 17% xuống 4,75 triệu tấn. Lượng mưa vào tháng 3 chỉ khoảng 1/3 mức bình thường, gây ra các cây trồng phát triển kém.

Tổ chức hạt có dầu thế giới nó “trên 8% diện tích ước tính, nông dân sử dụng các phương tiện thuỷ lợi để hạn chế tổn thất”. Thời tiết ẩm ướt tại Canada cũng làm giảm kế hoạch gieo trồng gồm cả hạt cải dầu, có thể hạn chế nguồn cung thêm nữa.

Xuất khẩu dầu đậu nành sang Trung Quốc có thể phục hồi do nước Châu Á này có thể mua 600 nghìn tấn từ Argentina, trích dẫn từ Bộ Thương mại Trung Quốc. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Argentina, Hector Timerman cho biết nước nam Mỹ này đồng ý bán 500 nghìn tấn dầu đậu nành sang Trung Quốc. Giá dầu đậu nành kỳ hạn tăng 50% trong năm qua.

Trung Quốc hạn chế hàng nhập khẩu từ Argentina, nước xuất khẩu lớn nhất vào tháng 4 năm ngoái do tranh chấp thương mại khác nhau từ dệt may đến sản phẩm nhà bếp. Chính phủ Argentina giảm hoặc bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng tiêu dùng Trung Quốc sẽ tạo thuận lợi tăng xuất khẩu đậu tương sang Trung Quốc. Xuất khẩu thấp hơn dự kiến kết quả là dự trữ dầu đậu nành cao hơn dự đoán tại Argentina, Brazil và Hoa Kỳ tính đến đầu tháng 5.

Theo Bloomberg