menu search
Đóng menu
Đóng

Tạm trữ lúa gạo chỉ là biện pháp phù hợp trong ngắn hạn

11:15 01/04/2014
Theo nhận định của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Thị Hồng, quyết định thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ Đông Xuân 2013 - 2014 của Thủ tướng Chính phủ là biện pháp tích cực và phù hợp trong ngắn hạn nhưng về lâu dài cần phải thay đổi cơ cấu cây trồng.

Theo nhận định của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Thị Hồng, quyết định thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ Đông Xuân 2013 - 2014 của Thủ tướng Chính phủ là biện pháp tíchcực và phù hợp trong ngắn hạn nhưng về lâu dài cần phải thay đổi cơ cấu cây trồng.

Giá lúa tăng nhẹ nhờ mua tạm trữ

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I năm 2014 ước đạt 165.000 tỷ đồng, tăng 2,43% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó, nông nghiệp đạt 126,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,01%; lâm nghiệp đạt 5,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8%; thủy sản đạt 32,6 nghìn tỷ đồng, tăng 3,71%.

Nếu như phía Bắc do ảnh hưởng thời tiết đầu vụ không thuận lợi, rét đậm rét hại liên tục xảy ra ở thời điểm gieo cấy lúa, gây khó khăn cho việc gieo cấy và chăm sóc lúa Đông Xuân, tiến độ gieo cấy và thu hoạch lúa Đông Xuân 2014 ở phía Nam cũng chậm hơn so cùng kỳ. Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ lúa Đông Xuân đầu vụ tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tương đối thuận lợi, giá có lợi cho nông dân. Dù vậy, từ đầu tháng 3, giá lúa giảm mạnh tới 400 -500 đông/kg, dao động ở mức 4.400 - 5.000 đồng/kg lúa thường và khoảng 4.500 - 5.300 đồng/kg lúa chất lượng cao. Nguyên nhân gái lúa xuống thấp là do Thái Lan xả hàng tồn kho với số lượng gạo rất lớn, giá thấp.

Chính vì thế, để hỗ trợ cho nông dân, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo trong vụ Đông Xuân năm 2013 - 2014 ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong thời gian tối đa 6 tháng kể từ ngày 20/3/2014 đến hết ngày 20/9/2014 nên giá lúa đang tăng nhẹ.

Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Thị Hồng, quyết định thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ Đông Xuân 2013-2014 của Thủ tướng Chính phủ là biện pháp tích cực và phù hợp trong ngắn hạn. Thời gian tới, vẫn sẽ sử dụng biện pháp này vì có tác dụng đảm bảo lợi nhuận 30% cho người trồng lúa. Tuy nhiên, theo bà Hồng, về lâu dài không thể cứ sử dụng biện pháp thu mua tạm trữ lúa, gạo như thế này mà phải thay đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đang có kế hoạch hỗ trợ tiền giống cho nông dân chuyển đổi một số diện tích lúa sang ngô, đỗ tương…

Đánh giá chung về tình hình xuất nhập khẩu hàng nông sản, bà Hồng cho biết: Tính đến hết tháng 3, chỉ còn gạo là có kim ngạch xuất khẩu giảm so với tháng trước còn 4 mặt hàng nông sản còn lại là thủy sản, gỗ, sản phẩm gỗ… đều đã tăng trở lại. Xu hướng tăng này đã rất rõ rệt.

Về tiêu thụ nông sản, hiện có 2 mặt hàng tiêu thụ khó là gạo và đường dù đây là hai ngành có tác động rất lớn tới hộ nông dân. Trong đó, nhu cầu đường tại thị trường Trung Quốc là rất lớn nhưng chủ yếu vẫn nhập qua đường tiểu ngạch. Thực tế hiện nay Bộ Công thương vẫn đang hạn chế số doanh nghiệp xuất khẩu đường và hạn chế cả con đường xuất khẩu sang Trung Quốc. Chính vì thế, đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Công thương thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng đường sang Trung Quốc bằng con đường chính ngạch thay vì tiểu ngạch như hiện nay.

Nguồn: Tài chính điện tử

Nguồn:Tin tham khảo