menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường khí hóa lỏng tháng 3 và dự báo

11:14 26/03/2013

Số liệu từ Hiệp hội Gas cho thấy, nhu cầu tiêu thụ LPG tại Việt Nam tăng nhanh chóng: năm 1991 nhu cầu LPG cả nước 50.000 tấn, năm 2000: 400.000 tấn và năm 2013: 1,2 triệu tấn. Dự báo năm 2015 nhu cầu sử dụng LPG cả nước khoảng 1,5 triệu tấn và năm 2020 đạt 2 triệu tấn.
 
 

Theo Hiệp hội Gas Việt Nam, từ đầu tháng 3 đến nay giá gas trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm mạnh. Ghi nhận của các Công ty Dầu khí Ả Rập Saudi (Armco) cho thấy, tính đến ngày 18/3, giá hơp đồng (CP) giao tháng 4 trên thị trường thế giới ở mức 793 USD/tấn, giảm 102 USD so với giá chốt đầu tháng 3.

Đại diện nhiều doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước cho biết, nếu mức giảm này được duy trì thì giá bán lẻ trong nước có thể giảm sâu trong thời gian tới khoảng 28.000 – 30.000 đ/bình 12 kg và giá gas bán lẻ cho người tiêu dùng sẽ phổ biến ở mức 370.000 đ/bình 12 kg. Ở thời điểm hiện tại, mặc dù giá gas giảm liên tiếp 4 tháng nhưng tổng cộng chỉ giảm khoảng 35.000 đ/bình 12 kg và giá bán lẻ vẫn trên 400.000 đồng/bình 12 kg nên việc tiêu thụ không mấy khả quan. Việc giá gas giảm sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp đẩy khối lượng tiêu thụ.

Trước đó, từ đầu tháng 3, các công ty kinh doanh gas khu vực Tp.HCM, giảm giá gas bán lẻ 4.000 đ/bình 12kg. Đại diện PV Gas Sài Gòn cũng thông báo giảm 4.000 đ/bình 12 kg, giảm 15.000 đ/bình 45 kg, giá bán lẻ tối đa nhãn hiệu Petrovietnam Gas(bình xám) 409.000 đ/bình 12 kg. Đại diện Petrolimex gas Sài Gòn cho biết giảm 3.000 đ/bình 12 kg, giá bán lẻ tối đa 411.000 đ/bình 12 kg.

Trung Quốc và Hàn quốc là hai thị trường cung cấp nguồn khí hóa lỏng cho Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2012, trong đó Trung Quốc là thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam, chiếm 94% tỷ trọng, tương đương với 47,2 nghìn tấn, trị giá 48,1 triệu USD. Kế đến là thị trường Hàn Quốc với 787 tấn, trị giá 783,9 nghìn USD.

Số liệu từ TCCHQ Việt Nam cho biết, hai tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 50,2 nghìn tấn khí hóa lỏng, trị giá 51,3 triệuUSSD, giảm 45,2% về lượng và giảm 43,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 2/2013 Việt Nam nhập khẩu 21,5 nghìn tấn khí hóa lỏng, trị giá 21,5 triệu USD, giảm 20,5% về lượng và giảm 23,8% về trị giá so với tháng đầu năm 2013.

Thống kê thị trường nhập khẩu khí hóa lỏng tháng 2, 2 tháng 2013

 
Tháng 2/2013
2 tháng 2013
 
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Tổng KN
21.566
21.502.732
50.259
51.318.980
Trung quốc
1.257
21.195.396
47.280
48.199.303
Hàn Quốc
310
307.334
787
783.924

Số liệu từ Hiệp hội Gas cho thấy, nhu cầu tiêu thụ LPG tại Việt Nam tăng nhanh chóng: năm 1991 nhu cầu LPG cả nước 50.000 tấn, năm 2000: 400.000 tấn và năm 2013: 1,2 triệu tấn. Dự báo năm 2015 nhu cầu sử dụng LPG cả nước khoảng 1,5 triệu tấn và năm 2020 đạt 2 triệu tấn.

Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu gas, những năm gần đây, thị trường gas trong nước cũng thường xuyên biến động với mức giá bán lẻ liên tục thay đổi với chiều giá ngày càng tăng. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến giá gas liên tục biến động theo chiều hướng tăng. Trong đó, nguyên nhân chính là do thị trường gas trong nước vẫn phụ thuộc vào thị trường gas thế giới và khả năng dự trữ gas của các doanh nghiệp Việt Nam còn kém. Hệ thống kho chứa LPG ở Việt Nam hiện nay rất hạn chế.

Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam cho biết, toàn quốc hiện có 31 kho LPG, nhưng sức chứa chỉ đạt từ 500 – 4.000 tấn/kho (chỉ có 4 kho sức chứa trên 3.000 tấn). Điều này khiến các DN kinh doanh LPG ở Việt Nam không chủ động được nguồn hàng, khi gas rẻ không trữ được nhiều và cũng không có khả năng nhập khẩu trực tiếp với khối lượng LPG lớn từ các nguồn như Trung Đông, Australia… Đây là điểm yếu lớn nhất của thị trường LPG ở Việt Nam.

Để khắc phục tình trạng này và góp phần hạn chế tình trạng biến động giá gas, ngày 20-3 vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty cổ phần Khí VN và các đối tác đã khánh thành công trình Kho chứa LPG lạnh Thị Vải – một công trình được đánh giá là kho chứa LPG lạnh lớn nhất Việt Nam hiện nay. Theo đó, công trình có tổng vốn đầu tư lên tới hơn 2.517 tỷ đồng do Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas làm chủ đầu tư. Liên danh các nhà thầu thực hiện công trình này là Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và Công ty Daewoo Engineering (DEC) làm tổng thầu EPC dự án.

Theo thiết kế, Kho chứa LPG lạnh Thị Vải có công suất tồn chứa 60.000 tấn LPG, đây cũng là kho chứa LPG lạnh lớn nhất Việt Nam hiện nay. Dự án bao gồm các hạng mục: Hệ thống công nghệ cầu cảng nhập LPG lạnh, hệ thống tiếp nhận các sản phẩm LPG từ tàu, hệ thống kho chứa, hệ thống làm lạnh, hệ thống bồn định áp, hệ thống gia nhiệt, hệ thống bơm, máy nén hơi LPG... và các hệ thống phụ trợ khác. Được biết, công trình đã được khởi công từ ngày 19-11-2009 và đến nay sau hơn 3 năm thi công, công trình đã chính thức được khánh thành đưa vào sử dụng.

Nguồn:Vinanet