menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường kim loại đồng thế giới năm 2009 và dự báo 2010

10:17 13/04/2010

Đồng là một trong số những mặt hàng dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng giá năm 2009, tăng 135 – 140%, đạt 7.415 USD/tấn vào lúc kết thúc năm, so với 2.825 USD/tấn cuối năm 2008, do nguồn cung thắt chặt tại quốc gia sản xuất số 1 là Chilê, trong khi nhu cầu tăng mạnh tại Trung Quốc. Trong một thập kỷ qua, đồng đã tăng giá 290%.
  
  

Đồng là một trong số những mặt hàng dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng giá năm 2009, tăng 135 – 140%, đạt 7.415 USD/tấn vào lúc kết thúc năm, so với 2.825 USD/tấn cuối năm 2008, do nguồn cung thắt chặt tại quốc gia sản xuất số 1 là Chilê, trong khi nhu cầu tăng mạnh tại Trung Quốc. Trong một thập kỷ qua, đồng đã tăng giá 290%.

Năm qua, giá đồng thế giới liên tục biến động mạnh theo những thông tin về kinh tế thế giới, đặc biệt là thông tin về thị trường xây dựng ở Mỹ và nhập khẩu của Trung Quốc. Việc số đơn đặt hàng mới và sản lượng tăng mạnh đã đẩy chỉ số quản lý mua lên mức cao nhất trong 20 tháng trở lại đây trong tháng cuối năm vừa qua.

Kim loại đỏ được sử dụng chủ yếu trong các ngành xây dựng (dây điện) và ô tô.

Thị trường dây và cáp điện thế giới năm 2009 ước tính tăng trưởng 3 – 4% so với năm trước. Trong 7 tháng đầu năm, thị trường dây và cáp điện thế giới trì trệ. Song tình hình đã khởi sắc kể từ tháng 8, đem lại hy vọng cho các nước xuất khẩu mặt hàng này.

Sau khi có được màn trình diễn hay nhất trong 3 thập kỷ qua trong năm 2009, giá kim loại đồng dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trước dự báo nhu cầu ở châu Âu và Mỹ sẽ hồi phục trong quý I/2010. Trong khi đó, triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cũng như nhu cầu kim loại cơ bản của nước này vẫn khá khả quan sau khi lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc đạt bước tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 12/09.

Ngân hàng Morgan Stanley đã tăng dự báo về giá đồng trung bình thế giới trong năm 2010 lên 6.559 USD/tấn 2009, so với 4.998 USD/tấn năm 2009, và sẽ tiếp tục tăng lên 7.000 USD/tấn vào năm 2011.

Tập đoàn Nghiên cứu Đồng Quốc tế (ICSG) ước tính sản lượng đồng tinh luyện thế giới giảm 0,8% trong năm 2009, xuống 18,1 triệu tấn, sau đó sẽ tăng 0,7% trong năm 2010, đạt 18,2 triệu tấn.

Giá đồng trên sở giao dịch hàng hoá London ngày 12/4 ở mức 2,62 USD/lb, gần gấp đôi so với cuối năm 2008 và là mức cao nhất kể từ 20 tháng nay. Kim loại này đã tăng giá liên tiếp nhiều tuần, với mức trung bình trong tháng 3/2010 là 3,385 USD/lb, tăng 9% so với tháng 2. Tính từ đầu năm tới nay, đồng đã tăng giá 8,1%, sau khi tăng gấp hơn hai lần trong năm 2009, bởi dự báo kinh tế thế giới hồi phục thu hút các nhà đầu tư vào kim loại này.

Chuyên gia phân tích thị trường hàng hoá Bart Melek thuộc BMO Capital Markets cho biết “Chúng tôi không chắc chắn về sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế ngoài Trung Quốc nhưng tin rằng kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục khỏi mức sụt giảm 1% của năm 2009 lên mức tăng 3,7% trong năm 2010”, và đó sẽ là cơ sở để giá đồng và các kim loại khác tiếp tục tăng lên.

Ông nói thêm, sản lượng công nghiệp thế giới năm nay sẽ tăng 3,2%, so với mức giảm 12,5% của năm ngoái, đồng nghĩa với việc nhu cầu các kim loại từ đồng, nhôm trong sản xuất ôtô và máy bay đến kẽm dùng để mạ thép sẽ tăng lên.

Về giá, các kim loại sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhờ nhu cầu xây dựng tại Trung Quốc và các nền kinh tế đang nổi. Hiện giá đồng giao dịch quanh 3,40 USD/lb, cao hơn nhiều mức trung bình 2,34 USD/lb của năm 2009. Giá nhôm giao ngay đứng ở 98 cent/lb, so với trung bình 75 cent của năm trước. Giá thép cuốn nóng của Mỹ đứng ở 625 USD/tấn so với 500 tấn trong năm 2009.

Không chỉ năm nay, giá kim loại công nghiệp còn có nhiều triển vọng tăng trong dài hạn khi kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ duy trì tăng trưởng ở hai con số trong vài năm tới.

Trung Quốc nhập khẩu ngày càng nhiều kim loại trong vài năm trở lại đây. Cách đây 25 năm, nhập khẩu kim loại của quốc gia này chỉ chiếm 4% nhu cầu của toàn thế giới thì giờ đây con số đã là 45%. Năm 2009, Trung Quốc nhập 46% tổng nhập khẩu thép toàn cầu.

Ngoài Trung Quốc, sự tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ và các nền kinh tế đang nổi khác cũng sẽ giúp nhu cầu kim loại tăng và hỗ trợ giá trong dài hạn.

(Vinanet)