menu search
Đóng menu
Đóng

Thị trường tiền tệ châu Á sáng ngày 22/04/2009: won, rupi, yên tăng giá

16:57 22/04/2009

Sáng nay, 22/04, đồng won Hàn Quốc và đồng rupiah của Inđônêxia đã tăng lên sau khi bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy Geithner cho biết phần lớn ngân hàng Mỹ hiện đang đủ vốn, dấy lên lo ngại rằng các nhà đầu tư sẽ tập trung vào các thị trường mới nổi đầu tuần này.
Đồng won được hỗ trợ sau khi thứ trưởng bộ tài chính Hur Kyung Wook cho biết chứng khoán Hàn Quốc  và các thị trường tiền tệ hiện đang ổn định và kinh tế có cả dấu hiệu tích cực và tiêu cực.
Chỉ số chứng khoán MSCI Asia- Pacific đã tăng lên sau chỉ số Standard & Poor’500 tăng lên mức cao nhất trong một tuần qua.
Đồng Yên Nhật được hỗ trợ sau tin xuất khẩu của Nhật giảm với tốc độ chậm hơn tháng 3/2009, đây là dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế tại nước này đang dịu bớt.
Lượng hàng xuất ra nước ngoài tháng 3/2009 giảm 45,6% so với 1 năm trước, trong khi mức suy giảm của xuất khẩu tháng 2/2009 là 49,4%.
 Mức hạ của xuất khẩu Nhật trong tháng 3/2009 như vậy thấp hơn dự báo của các chuyên gia.
Nhìn chung, các đồng tiền châu Á hầu như ổn định và chứng khoán tăng nhẹ. Đồng Won đã tăng 0,2% đạt 1.346,35/ USD vào lúc 11:54 sáng nay tại Seoul. Đồng tiền này đã tăng vững trong 6 tuần qua và đạt mức đỉnh cao nhất 3 tháng là 1298,05 trong ngày 10/04. Đồng Rupiah đã tăng 0,3% đạt 10.840/ USD tại Jakarta. Đồng nội tệ của Inđônêxia tăng 6,6% trong tháng này.Đồng Yên đã tăng lên mức 98,37/ USD tại Tokyo so với mức 98,73 chiều qua tại Niu Oóc.Đồng đô la Đài Loan, đồng baht Thái Lan đã tăng 0,1% đạt lần lượt 33,82/ USD và 35,53/ USD. Đồng ringgit Malaysia tăng 0,1% đạt 3,6410/ USD và đô la Singapor đạt mức 1,577/ USD so với 1,5085/ USD. Đồng Việt Nam giảm 0,1% còn 17.800/ USD.
 Thông tin liên quan:
IMF: Thế giới sẽ mất 4 ngàn tỷ USD vì khủng hoảng
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa thông báo số tiền mà các thể chế tài chính trên toàn thế giới bị mất do khủng hoảng tài chính toàn cầu, theo đó con số có thể sẽ lên tới 4 ngàn tỷ USD.
Chỉ riêng các thể chế tài chính Mỹ đã lỗ 2,7 ngàn tỷ USD. Như thế, con số lỗ của các thể chế tài chính Mỹ lớn gần gấp đôi so với tổng số tiền các dự án IMF chi ra sáu tháng trước.
IMF thừa nhận các nước đã đổ nhiều tiền hơn vào hệ thống ngân hàng để giải quyết tận gốc khủng hoảng, nhưng vẫn cần nhiều hơn thế để xử lý tài sản xấu của ngân hàng và kiên quyết đóng cửa các thể chế tài chính vỡ nợ.
Song bên cạnh đó, IMF cũng cảnh báo rằng chính phủ các nước trên thế giới cần phải thắt chặt các chính sách tài chính nhằm sử dụng các đồng tiền giải cứu, kích thích kinh tế để kiềm chế đà suy thoái toàn cầu.
Thuỵ Điển hạ lãi suất xuống thấp kỷ lục
Kinh tế Thuỵ Điển có thể tăng trưởng -4,2% trong năm 2009, chỉ số giá tiêu dùng được dự báo -0,4%. Ngành ngân hàng khốn khó với các khoản vay cho khu vực Baltic.
Ngân hàng Trung ương Thuỵ Điển hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục để hồi sinh nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái tệ hại nhất trong hơn nửa thế kỷ.
 Ngân hàng Trung ương Thuỵ Điển hạ lãi suất repo thời hạn 7 ngày một nửa điểm phần trăm xuống mức 0,5%.
Ấn Độ hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế
Ngân hàng Trung ương Ấn Độ hạ lãi suất lần thứ 6 sau khi dự đoán tăng trưởng kinh tế nước này năm 2009 sẽ rơi xuống mức thấp nhất từ năm 2003.
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ hạ lãi suất cho vay repo xuống mức 3,25% từ mức 3,5%.
 Ngân hàng Trung ương Ấn Độ công bố dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm tài khoá bắt đầu ngày 01/04  sẽ chỉ còn 6%, thấp hơn nhiều so với dự báo trước đó.
 

Nguồn:Vinanet