menu search
Đóng menu
Đóng

Thông tin thị trường lúa gạo thế giới 22-24/6/2012

22:15 23/06/2012

Nhiều nước nhập khẩu có thể giảm nhu cầu nhập trong năm nay nhờ sản lượng trong nước gia tăng. Vụ mùa ở hầu hết các nước châu Á dự báo sẽ bội thu, bao gồm Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Pakistan, Philippine và Thái Lan. Tuy nhiên, sản lượng ở miền nam châu Phi có thể giảm 7% trong năm nay do bão nhiều. Sản lượng dự kiến cũng sẽ giảm ở Mỹ La tinh và Caribê, với mức giảm khoảng 6% chủ yếu do thời tiết xấu, chi phí sản xuất tăng và giá giảm.
  
  

(VINANET) - Trung Quốc sẽ mua thêm 1 triệu tấn gạo Thái Lan

Bộ Thương mại Thái Lan cho biết Trung Quốc đã đồng ý mua ít nhất 1 triệu tấn gạo theo hợp đồng liên chính phủ với Thái Lan trong năm nay, ngoài 300.000 tấn mà các công ty tư nhân Trung Quốc đã mua.

Bộ trưởng Thương mại Thái cho biết Trung Quốc rất muốn phát triển ngành hạ tầng cơ sở sang Thái Lan, và xây dựng các công trình công cộng ở Thái Lan. Bộ trưổng cho biết Trung Quốc đã nhất trí mua thêm gạo Thái để đổi lấy các hợp đồng hạ tầng cơ sở ở Thái.

Ông này cũng tiết lộ sẽ sớm thành lập một nhóm làm việc chung giữa 2 nước để ký kết hợp đồng theo đó Thái Lan sẽ cung cấp 2 triệu tấn gạo sang Trung Quốc mỗi năm.

Giá mua gạo ở Thái Lan năm nay quá cao khiến xuất khẩu gạo nước này giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 5,48 triệu tấn xuống 3,04 triệu tấn tính từ 1-1 đến 8-6.

FAO: Tăng dự báo sản lượng gạo thế giới 2012

Tổ chức Nông – Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) vừa điều chỉnh tăng mức dự báo về sản lượng gạo thế giới năm 2012 thêm khoảng 2,2 triệu tấn lên 490,5 triệu tấn, chủ yếu nhờ sản lượng cải thiện ở Trung Quốc, Acshentina, Brazil và Mỹ.

Trong báo cáo mới nhất mang tên Triển vọng Lương thực, FAO dự báo sản lượng gạo thế giới năm nay sẽ tăng 15,7 triệu tấn (2,2%) so với năm ngoái. Diện tích trồng lúa dự báo sẽ tăng 1,8% lên 165,4 triệu hecsta, trong khi năng suất trung bình sẽ tăng 0,4% lên 4,45 tấn/ha.

Nhiều nước nhập khẩu có thể giảm nhu cầu nhập trong năm nay nhờ sản lượng trong nước gia tăng. Vụ mùa ở hầu hết các nước châu Á dự báo sẽ bội thu, bao gồm Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Pakistan, Philippine và Thái Lan.

Sản lượng gạo dự báo cũng sẽ tăng ở Indonesia, Malaysia và Sri Lanka. Sản lượng gạo ở các nước châu Phi, trong đó có Bờ Biển Ngà, Ghana, Mali, Senegal, Nigeria và Sierra Lone, dự kiến sẽ hồi phục trong năm nay sau khi hơi kém vào năm ngoái do thời tiết xấu.

Tuy nhiên, sản lượng ở miền nam châu Phi có thể giảm 7% trong năm nay do bão nhiều. Sản lượng dự kiến cũng sẽ giảm ở Mỹ La tinh và Caribê, với mức giảm khoảng 6% chủ yếu do thời tiết xấu, chi phí sản xuất tăng và giá giảm.

FAO dự báo sản lượng chắc chắn sẽ giảm ở Liên minh châu Âu và Mỹ năm thứ 2 liên tiếp. Dự kiến Australia sẽ có vụ lúa kém nhất kể từ 2006.

Ấn Độ có thể sớm xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Việc Ấn Độ xuất khẩu gạo sang Trung Quốc gần như là chắc chắn. Nhân dịp Hội nghị thượng định G20, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã gặp gỡ với người đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại thành phố cảng Brazilian và hai bên đã thống nhất mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2015.

Có tin Trung Quốc nhập khẩu gạo Ấn Độ để đổi lấy các dự án hạ tầng cơ sở ở Ấn Độ.

Trung Quốc đã xoá bỏ lệnh cấm nhập gạo Ấn Độ hồi tháng trước (5-2012) bởi nhu cầu gạo trong nước gia tăng. Tuy nhiên, các thủ tục chậm trễ khiến thời điểm bắt đầu tái nhập khẩu gạo Ấn Độ bị chậm lại.

Ấn Độ với các biện pháp cải thiện công suất lưu trữ lương thực

Bộ trưởng Lương thực Ấn Độ mới đây cho biết chníh phủ đã thực hiện một số biện pháp để cải thiện khả năng lưu trữ và đảm bảo vận chuyển nhanh lương thực từ các khu vực sản xuất tới các khu vực tiêu thụ. Ngoài ra, các tổ chức lưu trữ của Ấn Độ cũng được yêu cầu tăng công suất lưu kho, xây dựng thêm kho chứa, và tăng cường chất lượng các kho chứa. Sản lượng ngũ cốc lương thực cao kỷ lục khoảng 252 triệu tấn trong năm nay đã gây ra tình trạng thiếu nghiêm trọng chỗ chứa ở Ấn Độ.

Được biết, công suất lưu kho của cơ quan thu mua ngũ cốc lương thực quốc gia, Food Corporation of India (FCI), đã tăng 40% trong 5 năm qua, từ 23,9 triệu tấn tháng 3/2008 lên 33,6 triệu tấn tháng 3/2012. Tỷ lệ sử dụng công suất trung bình của FCT đã tăng từ 77% năm 2011 lên 98% vào tháng 5/2012. Bộ Lương thực yêu cầu FCT nâng công suất chứa lên 162 tấn gạo và 181 tấn lúa mì.

Chính phủ Ấn Độ cho biết đã trồng được 1,87 triệu hécta lúa vụ Kharif (tháng 7-tháng 10) sau khi bị chậm trễ chút ít.

Iraq đấu thấu 30.000 tấn gạo và sẽ mua thêm nữa

Iraq đang tìm mua 30.000 tấn gạo từ các xuất xứ trong một cuộc đấu thầu sẽ kết thúc vào ngày 8-7, và thời hạn bỏ thầu sẽ có giá trị tới 12-7. Nguồn tin Bộ Thương mại cho biết Iraq sẽ sớm đấu thầu mua thêm gạo bởi nguồn cung trong nước đã giảm mạnh trước khi vào mùa lễ hội Ramadan.

Xuất khẩu gạo Ấn Độ gặp khó do tắc ở cảng

Tình trạng tắc nghẽn ở các cảng biển Ấn Độ (Kandla và Mundhra, miền tây đất nước) vẫn tiếp diễn, khiến khoảng 33.000 tấn gạo bị ứ đọng. Điều này gây khó khăn cho các thương gia Ấn Độ, những người đang tranh thủ lúc nhu cầu gia tăng đối với gạo Ấn Độ (vì đồng rupee thấp kỷ lục) để bán ra. Hiện đồng rupee quanh mức 56 rupee/USD, và đã duy trì ở mức này từ vài tuần nay, song các thương gia Ấn Độ lo ngại đồng rupee có thể sẽ tăng giá lên và họ sẽ bị lỗ hoặc phải thương lượng lại hợp đồng.

Nhiều thương gia phàn nàn thời gian chờ đợi ở cảng Kandla lên tới 3 tuần, trong khi mùa mưa đang đến.

Hồi đầu năm nay, Nigeria đã phải chuyển từ nhập khẩu gạo Ấn Độ sang mua gạo Thái đắt hơn cũng bởi tình trạng tắc nghẽn ở cảng Ấn Độ.

Diện tích trồng lúa Áchentina giảm 11%

Thiếu nước ở những đập lớn đã khiến diện tích trồng lúa Áchentina giảm khoảng 10,9% hay 28.218 hécta, từ mức 258.777 hécta năm 2010-11 xuống 230.559 hécta năm 2011-12. Sản lượng lúa nước này đã đạt 1,53 triệu tấn, cao hơn so với dự báo hồi tháng 4 của USDA là 1,46 triệu tấn. Năng suất vẫn ở mức khoảng 6,6 tấn/hécta.

Fiji có kế hoạch mở rộng diện tích trồng lúa, giảm nhập khẩu

Fiji đang đạt mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu gạo bằng việc trồng lúa ở 10.000 hécta đất, tăng mạnh so với chỉ 5.600 hécta hiện nay. Bộ Nông nghiệp tính toán rằng điều đó sẽ giúp tiết kiệm 40 triệu FJD (khoảng 21,7 triệu USD) ngoại tệ từ việc nhập khẩu gạo, xuống chỉ còn 35 triệu FJD (khoảng 19 triệu USD).

Xuất khẩu gạo Việt Nam giảm 10%

Xuất khẩu gạo trong năm nay đã giảm 10% so với một năm trước còn 3,35 triệu tấn, trong khi đó ngành đang dự định tiến hành cơ chế trữ gạo mới để hỗ trợ giá gạo nội địa đã suy giảm do vụ mùa đã qua đi.

Lượng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đã giảm hơn so với mức 3,72 triệu tấn cùng kì năm 2011, trong khi đó doanh thu giảm 15,8 % còn 1,54 tỉ USD, theo số liệu Tổng cục Hải quan. Lượng xuất khẩu và nhu cầu mua thấp cho thấy lượng xuất khẩu bình quân sẽ có thể thấp hơn so với với dự đoán của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp trước đó.

Việt Nam nhắm đến mục tiêu xuất khẩu bằng mức 7,2 triệu tấn của năm ngoái, trong lúc đó Bộ Nông nghiệp dự đoán xuất khẩu gạo trong năm nay sẽ chỉ ở mức 6,25 triệu tấn.

Cục Trồng trọt của Bộ sẽ xin phép được cho doanh nghiệp vay không lãi suất để giúp dự trữ 2 triệu tấn lúa hè thu từ tháng 9 tránh trường hợp giá giảm do từ giữa tháng 7 sẽ thu hoạch trên diện rộng và giá chắc chắn sẽ giảm. Dự kiến dự trữ sẽ chiếm gần ¼ tổng sản lượng 8,6 triệu tấn trong vụ mùa.

Thu hoạch vụ hè thu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long dự kiến sẽ đạt cao điểm vào tháng tới. Lúa tươi đã bắt đầu được thu hoạch, giá giảm và các nhà thu mua từ nước ngoài, bao gồm Trung Quốc và Indonesia vẫn chưa vội thu mua gạo Việt Nam.

Chính phủ Thái lan bán 250.535 tấn gạo cho các nhà xuất khẩu

Chính phủ Thái Lan đã mở thầu bán 250.535 tấn gạo dự trữ cho các nhà xuất khẩu. Các quan chức Bộ Thương mại Thái Lan cho biết các nhà xuất khẩu có thể bỏ giá thầu và đề xuất khối lượng mua trong tuần này, sau đó Bộ Thương mại sẽ thảo luận về giá và chọn giá tốt nhất. Quyết định sẽ được công bố trong tuần tới.

Khối lượng mà chính phủ bán chỉ chiếm khoảng 3% tổng dự trữ cao kỷ lục 8 triệu tấn.

Trong số gạo chào bán có 229.803 tấn gạo 100% tấm và 20.732 tấn gạo 5% tấm.

Xuất khẩu gạo thơm Việt Nam đạt kỷ lục cao

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kim ngạch xuất khẩu gạo thơm Việt Nam có thể vượt 600 ngàn tấn trong năm 2012, gấp gần ba lần mức kim ngạch 216 ngàn tấn trong năm 2010 và tăng 30% so với mức kim ngạch 460 ngàn tấn trong năm 2011.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong đầu năm 2012 chủ yếu được thúc đẩy nhờ loại gạo chất lượng cao do thị trường thế giới đang dư thừa loại gạo chất lượng thấp nhờ nguồn cung từ Ấn Độ. Theo VFA, Việt Nam đã xuất khẩu gần 230 ngàn tấn gạo thơm trong 5 tháng đầu năm 2012, cao hơn mức kim ngạch xuất khẩu gạo thơm trong cả năm 2010. Hong Kong và Đài Loan là những nước nhập khẩu gạo thơm chính của Việt Nam.

Các nhà xuất khẩu cho biết xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam dự đoán sẽ tăng trong những tháng còn lại của năm 2012, do nhu cầu gạo thơm thế giới năm 2012 tương đương nhu cầu năm 2011. Tuy nhiên, Việt Nam cũng hưỡng lợi từ chính sách gạo thơm giá cao của Thái Lan trong năm 2012 bởi chương trình thế chấp gạo của chính phủ nước này.

Các nhà giao dịch Hong Kong cho biết mặc dù chất lượng gạo Thái Lan cao hơn gạo Việt Nam nhưng giá gạo Việt Nam thấp hơn nhiều so với giá gạo Thái Lan là một lợi thế lớn của Việt Nam. Năm 2012, giá gạo thơm trung bình của Việt Nam là 600 USD/tấn, trong khi giá gạo thơm từ Thái Lan trung bình đều trên mức 1.000 USD/tấn.

Việt Nam đang khuyến khích nông dân tăng cường sản xuất gạo chất lượng cao trong năm 2012, với khoảng 20% diện tích trồng lúa được khuyến nghị sản xuất gạo thơm. Sản lượng gạo của Việt Nam năm 2012 ước tính đạt khoảng 26,75 triệu tấn, theo nhận định của USDA

Tanzania đầu tư phát triển sản xuất lúa gạo

Tanzania đã cấp 16,8 tỷ Sh (khoảng 10,45 triệu USD) nhằm tăng sản xuất lúa gạo đáp ứng cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

(T.H – Reuters, Oryza, FAO)