menu search
Đóng menu
Đóng

Thuế cao ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến rau quả của Ấn Độ

16:11 15/12/2009
Theo tin từ Phòng Công nghiệp và Thương mại Ấn Độ (Assocham), ngành công nghiệp chế biến rau quả của ấn Độ hiện tại rất trì trệ do các sản phẩm rau quả chế biến có dán nhãn mác phải chịu mức thuế suất tổng cộng trên 18%

Sản phẩm rau quả chế biến có dán nhãn mác phải chịu mức thuế bao gồm:
- thuế bán hàng do nhà nước áp (Central Sale Tax): 2%
- thuế địa phương áp (entry tax và octroi): 4%, và
- thuế giá trị gia tăng (VAT): 12,5%
Mỗi năm, chưa đến 2% sản lượng rau quả thu hoạch được đem chế biến, dẫn đến lãng phí lên tới 500 tỷ INR từ khối lượng rau quả bị thối hỏng và sử dụng một cách lãng phí. Trong khi đó, các đại diện của ngành công nghiệp chế biến rau quả của ấn Độ cho biết, phần lớn các sản phẩm không dán nhãn mác được miễn thuế hoặc chỉ phải chịu thuế suất giảm chỉ còn 4%.
Theo bà Swati Piramal, Chủ tịch của Assocham, mức thuế cao như trên không chỉ làm nản lòng các nhà đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến rau quả mà còn làm giảm tính cạnh tranh của ngành này. Mức thuế VAT áp dụng cho tất cả các sản phẩm thực phẩm cần phải ngang nhau và ngành công nghiệp chế biến rau quả cần được miễn khoản thuế Dịch vụ (Service Tax) đối với dịch vụ vận chuyển hàng hóa và đối với các hoạt động định hướng tiêu dùng cho người dân và thông tin đại chúng.
Việc giảm thuế sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến rau quả phát triển, giúp tăng thêm việc làm tại các vùng nông thôn, đảm bảo mức giá thu mua nông sản từ người nông dân hợp lý, giảm lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng, và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các vùng nông thôn.

Nguồn:Rauhoaquavietnam