menu search
Đóng menu
Đóng

TT gạo châu Á: Giá gạo VN tăng, gạo Thái Lan có thể sẽ tiếp tục giảm

16:36 22/10/2014

Giá gạo Việt Nam tuần này tăng bởi hoạt động đầu cơ, trong khi giá gạo Thái Lan giảm nhẹ và có thể sẽ còn giảm hơn nữa trong tuần tới sau khi chính phủ bán đấu giá. Thái Lan sẽ chào bán 207.899 tấn gạo dự trữ vào ngày 28/10/2014.

Giá gạo Thái Lan có thể giảm sau khi chính phủ bán gạo dự trữ

Giá gạo Việt Nam tăng 5 USD/tấn

Nguồn cung gạo VN hạn hẹp mặc dù đang vụ thu hoạch ở ĐBSCL

(VINANET) – Giá gạo Việt Nam tuần này tăng bởi hoạt động đầu cơ, trong khi giá gạo Thái Lan giảm nhẹ và có thể sẽ còn giảm hơn nữa trong tuần tới sau khi chính phủ bán đấu giá. Thái Lan sẽ chào bán 207.899 tấn gạo dự trữ vào ngày 28/10/2014.

Một thương gia Thái Lan cho biết: “Thị trường Thái lan lúc này không sôi động. Chúng tôi đã nghĩ cuộc đấu giá sẽ tiến hành vào tuần này, nhưng thực tế lại vào tuần tới. Giá có thể sẽ giảm từ khi đó”.

Gạo 5% tấm của Thái Lan trong phiên 22/10 giá 425 USD/tấn, FOB Bangkok, so với 425 – 430 USD/tấn một tuần trước.

Gạo cùng loại của Việt Nam tuần này giá tăng lê 445-450 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, so với 430 – 440 USD/tấn một tuần trước.

“Các nhà xuất khẩu đang bốc xếp hàng để thực hiện hợp đồng với Indonesia và Philippine, ngoài ra còn một số nhà đầu cơ bắt đầu mua gạo trở lại, do vậy giá tăng nhẹ”, một thương gia Việt Nam cho biết.

Hợp đồng 200.000 tấn ký với Philippine bắt đầu thực hiện từ ngày 15/10 và sẽ kết thúc vào ngày 15/12.

Ngoài ra, Việt Nam còn bán 200.000 tấn nữa cho Indonesia. Việc giá gạo Việt Nam cao hơn gạo Thái Lan đang khiến sức cạnh tranh giảm sút.

Thái Lan và Việt Nam có thể chiếm tổng cộng 40% mậu dịch gạo toàn cầu trong nawmnay.

Thái Lan sẽ bắt đầu vụ thu hoạch chính vào tháng 11, còn Việt Nam đang thu hoạch, song các thương gia cho biết nguồn cung vụ mới không nhiều.

Reuters dẫn lời ông Lương Văn Tài, người trồng lúa ở tỉnh An Giang cho biết: “Vụ mùa này không phải các huyện đều trồng lúa bởi chính sách không mở rộng quá diện tích lúa”.

Reuters dẫn nguồn tin Bộ Nông nghiệp cho biết, là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 sau Ấn Độ trong năm vừa qua, Việt Nam sẽ thu hoạch 45 triệu tấn lúa trong năm nay, tăng 1,9% so với năm 2013, chủ yếu nhờ vụ thu hoạch Đông Xuân được mùa.

Dự báo Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn gạo trong năm nay, bao gồm 6,3 triệu tấn qua kênh chính thức và phần còn lại qua đường mậu biên sang Trung Quốc.

Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc dự báo năm nay Ấn Độ sẽ xuất khẩu 10 triệu tấn, còn Thái lan sẽ xuất khẩu 9 triệu tấn.

Một số thông tin liên quan

Myanmar xuất khẩu 630.071 tấn gạo 6 tháng đầu năm 2014-2015: Theo Bộ Thương mại Myanmar, 6 tháng đầu năm (tháng 4 – tháng 9) tài khóa 2014-2015, xuất khẩu gạo của Myanmar đạt 630.071 tấn gạo, trị giá 238 triệu USD, tăng hơn 2 lần khối lượng so với 300.000 tấn và tăng 78,9% giá trị so với 133 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu theo đường biển đạt 120.000 tấn, trị giá 42 triệu USD và đường bộ 510.966 tấn, trị giá 196 triệu USD.

Xuất khẩu gạo của Myanmar tăng chủ yếu nhờ nhu cầu gạo của Nga và các nước châu Âu tăng. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh từ đầu năm tài khóa do xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Muse bị “đóng băng”.

Nhập khẩu gạo Bangladesh tăng 2 lần: Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Bangladesh (BB), kim ngạch nhập khẩu gạo của Bangladesh trong 2 tháng đầu năm tài khóa 2014-2015 (tháng 7/2014 – tháng 6/2015) đạt 55,59 triệu USD, tăng 2 lần (109%) so với 26,55 triệu USD cùng kỳ năm tài khóa 2013-2014. G iá gạo toàn cầu giảm và giá gạo nội địa tăng là lý do chính đẩy nhập khẩu tăng. Số liệu từ Cơ quan Kế hoạch và Giám sát Lương thực cho thấy, giá bán buôn gạo tại Dhaka tính đến 27/8/2014 đạt 440 USD/tấn, trong khi tại bang West Bengal của Ấn Độ là 397 USD/tấn. Tính đến 27/9/2014, giá gạo tại Dhaka và Ấn Độ tương ứng đạt 438 USD và 370 USD/tấn.

Diện tích lúa của EU dự báo giảm trong 9 năm tới: Liên doàn liên minh nông dân và hợp tác xã châu Âu (Copa-Cogeca) dự báo tăng trưởng diện tích trồng lúa tại Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm 0,4% trong 9 năm tới.

T.Hải
Nguồn: Vinanet/Reuters