Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung khan hiếm hơn và giá tăng, nhu cầu sử dụng ngũ cốc năm 2022/23 cũng được ước tính sẽ giảm 0,9%, chủ yếu là do việc sử dụng ngũ cốc thô và gạo làm thức ăn chăn nuôi giảm cũng như việc sử dụng tất cả các loại ngũ cốc chủ yếu khác đều giảm, trong khi tiêu thụ nhuc cốc làm lương thực vẫn tiếp tục tăng. Ước tính sản lượng ngũ cốc thế giới lớn hơn nhu cầu tiêu thụ, dự trữ ngũ cốc vào cuối vụ mùa năm 2023 ước tính sẽ tăng nhẹ 0,2% so với mức đầu vụ, trong đó dự trữ lúa mì và lúa mạch tăng cao, dự trữ ngô, gạo và hạt bo bo giảm. Xuất khẩu ngũ cốc toàn cầu trong năm 2022/23 ước tính giảm 2,3% so với năm 2021/22, giảm đối với tất cả các loại ngũ cốc chính, ngoại trừ lúa mì.
Dự báo niên vụ 2023/24, sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2023 có khả năng tăng 1%, đạt 2.813 triệu tấn (bao gồm cả gạo). Trong số các loại ngũ cốc chính, dự kiến sản lượng ngô, gạo và hạt bo bo tăng, ngược lại sản lượng lúa mì và lúa mạch được dự đoán sẽ giảm so với năm 2022.
Dự báo của FAO về tiêu thụ ngũ cốc thế giới năm 2023/24 khoảng 2.803 triệu tấn, tăng 0,9% so với mức ước tính cho năm 2022/23, chủ yếu do tiê thụ ngũ cốc thô tăng. Tiêu thụ thức ăn chăn nuôi tăng, chủ yếu là ngô, tiếp theo là tiêu thụ lương thực tăng, đặc biệt là lúa mì và gạo. Tiêu thụ ngũ cốc trong công nghiệp được dự đoán sẽ chỉ tăng nhẹ, chủ yếu là ngô, gạo và lúa mạch.
Dự báo của FAO về sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2023 và tiêu thụ năm 2023/24, dự trữ ngũ cốc toàn cầu có thể tăng 1,7% so với mức đầu vụ, đạt mức kỷ lục 873 triệu tấn. Trong số các loại ngũ cốc chính, dự trữ ngô dự kiến sẽ tăng nhiều nhất, tiếp theo là gạo và lúa mạch. Ngược lại, dự trữ lúa mì và hạt bo bo có thể sẽ giảm so với mức đầu vụ. Dự báo về mức tiêu thụ và dự trữ, tỷ lệ dự trữ ngũ cốc trên thế giới sẽ giảm nhẹ, từ 30,6% năm 2022/23 xuống 30,4% vào năm 2023/24.
Xuất khẩu ngũ cốc thế giới năm 2023/24 được dự báo sẽ duy trì ở mức gần mức 2022/23 là 472 triệu tấn. Dự kiến xuất khẩu lúa mì toàn cầu được dự đoán sụt giảm sẽ bù đắp cho sự gia tăng xuất khẩu ngũ cốc thô và gạo. Tháng 5/2023, chỉ số giá ngũ cốc thế giới đạt trung bình 129,7 điểm, giảm 43,9 điểm (giảm 25,3%) so với mức kỷ lục của tháng 3/2022, chủ yếu do giá lúa mì và ngũ cốc thô thế giới giảm mạnh, trong khi giá gạo tăng cao. Mặc dù chỉ số giá ngũ cốc của FAO đã giảm xuống dưới mức kỷ lục vào tháng 5/2022, nhưng vào tháng 5/2023, chỉ số này vẫn tăng 8,8 điểm (7,1%) so với giá trị trung bình của tháng 5 trong 5 năm qua.
Nguồn:Vinanet/VITIC/FAO